Chơi với bầu trời và vũ trụ

Lê Đức Dương
"Chỉ cần 2 miếng kính đã đưa loài người đi đến sự vĩ đại của khám phá vũ trụ, sẽ được phiêu lưu cùng với các tinh tú..."

Đó là câu nói của Galileo – nhà thiên văn học người Ý nổi tiếng thế kỷ XVI về chiếc kính thiên văn đầu tiên của loài người. Từ đây một bộ môn khoa học vô cùng hấp dẫn ra đời: Thiên văn học!

Bạn có muốn tiếp nối Galileo, Copernic, Newton, Cassini… những nhà thiên văn học lừng danh mở đường cho nhân loại “tiến vào” vũ trụ? Vậy không gì hơn, trong những ngày hè này mời bạn đến Trung tâm Khám phá Vũ Trụ (SEC) – Đài thiên văn Nha Trang, đồi Hòn Chồng (Nha Trang, Khánh Hòa).

Toàn cảnh đài thiên văn Nha Trang trên đồi Hòn Chồng (Nha Trang, Khánh Hòa)

Tại đây bạn sẽ được khám phá kính thiên văn quang học phản xạ gồm 2 gương cầu sơ cấp và thứ cấp đường kính 0,5m cùng nhiều thiết bị hiện đại khác như phòng chiếu phim 3D, phòng tìm hiểu về thiên văn học… Bạn có thể xem phim khoa học thật đã vì không ngờ vũ trụ to lớn mà gần gũi biết bao, vĩ đại thế nhưng tất cả đều do con người đang làm chủ vì mỗi ngôi sao hay một dải thiên hà, ngân hà đều được đặt tên theo những câu chuyện cổ tích, thần thoại.

Thăm quan kính thiên văn quang học đặt ở tháp Thiên văn

Hiện nay, đài thiên văn Nha Trang cung cấp những “gói modun” rất hấp dẫn:

- Hoạt động thiên văn học trong nhà với các nội dung như giả thiết hình thành “chị Hằng” - Mặt Trăng, địa hình sơ lược về nhật thực và nguyệt thực, thủy triều, thí nghiệm thiên thạch bắn phá Mặt Trăng. Tìm hiểu về mặt trời, các hành tinh hệ mặt trời như sao Thủy, sao Kim, sao Mộc, sao Thổ… sao băng, sao chổi.

Học lớp tìm hiểu về thiên văn học.

- Hoạt động trong nhà chiếu hình: xem chuyển động của bầu trời ngày và đêm, chuyển động các hành tinh, du hành tới các thiên thể, tới các hố đen, xem phim khoa học.

Xem phim 3D về bầu trời vũ trụ

- Tham quan Đài thiên văn : đây là chương trình hấp dẫn nhất vì tận mắt bạn sẽ thấy được gần như “dung nhan” chị Hằng Nga với các núi lửa Copernic, thung lũng đen dài hàng nghìn km, ta sẽ gặp sao Mộc (Jupiter) lớn nhất hệ mặt trời với 4 hành tinh chạy xung quanh, thấy sao Thổ có vành khăn vàng như cái đĩa, thấy sao Kim với hai tên gọi sao Hôm và sao Mai…

Các thầy cô cùng các anh chị sinh viên ĐH thực hành quan sát mặt trời.

Các bạn chưa từng quan sát vũ trụ từ kính thiên văn sẽ thấy kỳ diệu vì trên bầu trời thăm thẳm kia, chúng ta biết sao nào với sao nào? Nhưng nhờ có “bản đồ vũ trụ” kính thiên văn chúng ta có thể tận mắt thấy được chúng, thật thú vị phải không nào!

Bạn nhỏ Trà My (lớp 7/1 trường THCS Thái Nguyên, Nha Trang) ngắm sao Mộc trực tiếp qua kính thiên văn.

Ngoài khám phá vũ trụ, tại đây còn tổ chức nhiều trò chơi khoa học cho các bạn nhỏ như: Tên lửa nước, thí nghiệm thiên thạch bắn phá Mặt Trăng, xem lỗ đen của Mặt Trời.

Kính thiên văn đang hướng tới vì các vì sao để quan sát.

 

Các bạn hãy cùng nhau đến với đài thiên văn Nha Trang nhé!

 

Xin nói thêm với các bạn vì sao đài thiên văn lại đặt trên đồi Hòn Chồng, Nha Trang và năm 2017 được xây dựng rất hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. Nguyên do trước đó vào năm 1981, Liên Xô (cũ) có giúp chúng ta lập đài thiên văn ở đây để chuẩn bị đón sự kiện thế kỷ 20 đó là “cuộc trở lại Trái Đất của sao chổi Haley vào hè năm 1986”. Nói sự kiện thế kỷ vì chu kỳ ngôi sao chổi nổi tiếng này 76 năm mới quay lại. Vị trí đặt kính thiên văn này là tốt nhất Việt Nam do vị trí địa lý, thời tiết tốt quanh năm.

Hiện nay cùng với đài thiên văn đặt tại Hòa Lạc (Hà Nội), đài thiên văn Nha Trang là điểm thăm quan trải nghiệm thuận lợi nhất vì nó nằm giữa quần thể di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng về du lịch ở Nha Trang như Hòn Chồng, Tháp Bà...

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chơi với bầu trời và vũ trụ tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.