Dành 5 phút “nghe” móng tay báo cáo tình trạng sức khoẻ

Huệ Anh
Móng tay không chỉ có tác dụng bảo vệ phần đầu ngón tay mà còn là “bảng thông báo” tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Ngày nay, chúng ta chỉ coi móng tay như một vật có thể dùng để trang trí, làm đẹp. Tuy nhiên, móng tay sinh ra không chỉ có mỗi nhiệm vụ như vậy. Nhìn vào móng tay, chúng ta có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Màu sắc của móng tay

1. Màu vàng: Đó là biểu hiện của móng tay bị nhiễm nấm. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ chuyển biến xấu đi và móng tay có thể sang màu xanh và vỡ vụn. Ngoài ra, móng tay màu vàng có thể là nguyên nhân có tình trạng lão hoá, các vấn đề về phổi, sử dụng nước tẩy móng tay thường xuyên.

2. Màu trắng với một dải màu hồng ở trên cùng: Đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim sung huyết, suy thận, tiểu đường và một số vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan.

3. Trắng nhợt nhạt: Bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc một số vấn đề về tuần hoàn khiến máu không thể tiếp cận được tới các ngón tay. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị thiếu máu hoặc thiếu sắt trong máu.

4. Màu đỏ sẫm: Có thể bạn đang bị bệnh tim. Nếu sắc đỏ kéo dài tới hai bên của móng tay và lan sang lớp biểu bì thì đó là dấu hiệu của bệnh Lupus.

5. Màu hơi xanh hoặc tím: Cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu oxy hoặc các vấn đề về tim, phổi.

6. Màu nâu: Điều này chỉ ra rằng bạn có bệnh về tuyến giáp hoặc các vấn đề về dinh dưỡng.

Kết cấu của móng tay

1. Móng bị giòn: Tình trạng móng tay bị giòn, dễ gãy, dễ tách thành từng lớp thường liên quan tới việc tuyến giáp suy yếu. Ngoài ra, cũng có thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin A, C, B7 (còn gọi là biotin). Nếu bạn là tín đồ làm đẹp thì cũng nên lưu ý không sử dụng nước tẩy sơn móng tay quá thường xuyên.

2. Móng có nhiều sọc dọc: Đây là dấu hiệu lão hoá bình thường ở tuổi già, tương tự như việc xuất hiện các nếp nhăn trên khuôn mặt. Nhưng nếu bạn đang còn trẻ mà vẫn gặp tình trạng này thì có nghĩa là bạn bị thiếu vitamin B12 hoặc magie.

3. Móng có nhiều sọc ngang: Điều này thường là hậu quả của chấn thương trực tiếp đến móng tay. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện ngày càng nhiều trong một thời gian ngắn thì đó là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng như sốt cao, sốt ban đỏ hoặc viêm phổi.

4. Móng có nhiều vết rỗ: Nó chỉ ra các vấn đề về da như bệnh vảy nến, eczema và viêm da. Đó cũng có thể là dấu hiệu sớm của sự rối loạn mô liên kết, bao gồm viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng tới xương khơp của bạn.

Cách mọc móng tay

1. Hai cạnh vị vát vào trong, bề mặt “phồng” lên: Đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn sắc tố xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều chất sắt. Chúng cũng liên quan đến chứng thiếu máu, bệnh tim, tuần hoàn máu kém.

2. Hai cạnh trùm ra rìa móng, cụp xuống dưới: Nếu thấy móng tay có xu hướng mở rộng dạng nan quạt và cong xuống dưới thì đó là dấu hiệu cho thấy lượng oxy trong máu thấp. Nguyên nhân có thể do bệnh phổi, gan hoặc thận, các vấn đề về tim, viêm ruột và thậm chí là AIDS.

3. Mọc tách khỏi đầu móng: Cho thấy bạn đang bị cường giáp – tuyến giáp hoạt động quá mạnh. Móng lỏng lẻo khỏi đầu móng cũng là biểu hiện của nhiễm nấm, vảy nến, tuần hoàn máu kém hoặc bị dư thừa protein amyloid trong các cơ quan và mô cơ thể.

Các biểu hiện khác

1. Đường thẳng sẫm màu kéo dài từ biểu bì tới đầu móng: Có thể là dâu shieuej của u ác tính dưới da – một loại ung thư da nguy hiểm. Vì vậy, ngay cả khi chúng không làm bạn đau đớn thì cũng ngay lập tức tới gặp bác sĩ để khám.

2. Đường sọc trắng: Phần lớn mọi người cho rằng đó là biểu hiện của thiếu canxi. Tuy nhiên, nó còn cho thấy chế độ ăn hiện tại đang bị thiếu protein. Bên cạnh đó, chúng có thể xuất hiện khi cơ thể bị suy thận.

3. Da đỏ, sưng húp xung quanh móng: Đó là biểu hiện của bệnh viêm móng, nhiễm trùng hoặc bệnh Lupus.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Dành 5 phút “nghe” móng tay báo cáo tình trạng sức khoẻ tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.