Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ

Minh Hồng
Dấu hỏi, dấu chấm than, ký hiệu phần trăm,... hầu như bạn nào cũng dùng hằng ngày nhưng có bao giờ thắc mắc ai đã nghĩ ra không?

Trong sách vở và cả cuộc sống hàng ngày, bạn nhìn thấy và sử dụng rất nhiều biểu tượng và ký hiệu như dấu hỏi, dấu chấm than, ký hiệu phần trăm, đô la,...

Đã bao giờ bạn tò mò từ đâu chúng xuất hiện chưa? Cùng ngược dòng thời gian, trở về quá khứ để tìm hiểu nguồn gốc của một số ký hiệu phổ biến hiện nay nhé!

Dấu chấm hỏi 

Dấu chấm hỏi được sử dụng rất nhiều khi bạn viết bài, nhắn tin,... Và sự ra đời của nó cũng rất thú vị. 

Ngày trước, cuối mỗi câu hỏi, người ta đều chèn chữ “questio” để đánh dấu. Tuy nhiên, cách viết này khá mất thời gian và cồng kềnh. Do đó, nó được rút gọn thành “qo”, và sau đó chữ "o" được đặt dưới chữ "q". 

Lâu dần, chữ "q" thành hình lưỡi câu và chữ "o" thành một dấu chấm, hình thành ký diệu dấu chấm hỏi (?) như hiện nay.

Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng hỏi nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ - Ảnh 1

Dấu chấm than

Tương tự dấu chấm hỏi, ban đầu, người ta sẽ chèn chữ “exclamatio" ở cuối câu để biểu thị cảm xúc.

Nhưng sau này, để tiết kiệm diện tích, nó được viết tắt thành chữ "I" và "O" với chữ "I" được đặt trên chữ "O". Cuối cùng, nó trở thành dấu chấm than (!) quen thuộc như ngày nay.

Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng hỏi nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ - Ảnh 2

Ký hiệu phần trăm

Ký hiệu phần trăm, dấu hỏi, dầu chấm than đều xuất phát từ chữ Latin. Trước đây, khi muốn thể hiện phần trăm, người ta sẽ viết thành "percentum". Sau đó được viết thành "per cento", "per 100", "p cento,  "pc-о" , “pc”, “o/o” và cuối cùng là “%” như ngày nay.

Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng hỏi nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ - Ảnh 3

Ký hiệu vô cực

Vẫn chưa có dữ liệu chính xác về nguồn gốc của ký hiệu vô cực. Một số người nghĩ rằng nó bắt nguồn từ chữ Hy Lạp omega (ω); số khác cho  rằng nó bắt nguồn từ chữ số La Mã 1000: "CIƆ" hoặc "CƆ".

Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng hỏi nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ - Ảnh 4

Ngón tay hình chữ V

Ngón tay hình chữ V ngày nay có rất nhiều mục đích tiêu biểu như “Say Hi” khi chụp ảnh. Nhưng trước đó, nó có là biểu tượng của chiến thắng, của hòa bình đấy.

Trong trận chiến giữa Anh và Pháp, người Pháp đe dọa sẽ cắt đứt các ngón tay của các cung thủ Anh khi chiến thắng. Để đáp trả, người Anh bắt đầu giơ ngón tay thành hình chữ V (biểu tượng chiến thắng) để biểu thị ngón tay họ vẫn còn nguyên vẹn. 

Tới Thế chiến II, tổng thống Winston Churchill đã sử dụng ngón tay chữ V rất nhiều trong khi diễn thuyết như một cách thể hiện biểu tượng của hòa bình.

Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng hỏi nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ - Ảnh 5

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Dấu hỏi bạn nào cũng biết cách dùng nhưng nguồn gốc từ đâu thì không phải ai cũng rõ tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Kỳ thú sao chổi

Bạn có biết không, sao chổi là một thiên thể có đuôi khổng lồ, trải dài trong không gian. Nghe ...

Bài Khám Phá khác

Khám phá làng cổ Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những ngôi làng cổ yên bình, trầm mặc – nơi chúng mình có thể khám phá nhiều điều thú vị về văn hóa dân gian và nghề truyền thống.

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa “hé lộ” thông tin chính thức đón khách vào đầu tháng 11 này. Không chỉ có bề ngoài ấn tượng, thiết kế hiện đại, bảo tàng còn là nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý giá gắn liền với lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chắc chắn đây sẽ là một điểm đến vô cùng ý nghĩa cho du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm thủ đô Hà Nội.

"Check-in" ở bảo tàng

Gần đây, các bảo tàng ở Hà Nội không chỉ là nơi để học hỏi về lịch sử, văn hóa mà còn trở thành địa điểm “check-in” yêu thích của giới trẻ. Vừa được tìm hiểu những kiến thức mới, lại vừa có nhiều tấm ảnh đẹp mang về thì ai cũng thích đúng không nào?

Tham quan Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng

Tấm gương anh Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.