Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra

Hồng Ngọc
Trong những ngày triển khai mô hình đi chợ hộ tại TP.HCM đã có rất nhiều tình huống "bất đắc dĩ" xảy ra mà chúng ta không thể nào ngờ tới.

Những ngày vừa qua, TP.HCM đang triển khai mô hình "đi chợ hộ" giúp người dân trong phương án siết chặt giãn cách "ai ở đâu ở yên đó". Không chỉ hỗ trợ tối đa người dân việc cung ứng lương thực thực phẩm tại nhà mà còn hạn chế được việc đi ra ngoài khi không cần thiết.

Tuy nhiên, mô hình do mới triển khai cũng như còn nhiều yếu tố khách quan khác nhau nên vẫn còn một số người lúng túng. Đồng thời nảy sinh những tình huống "bất ngờ" mà cả người đi mua hàng hộ lẫn người dân đều không mong muốn. Điển hình như những tình huống dưới đây:

Dân gọi điện, nhắn tin "cháy máy", cán bộ trực điện thoại "chốt đơn" xuyên đêm

Địa bàn TP.HCM khá rộng cộng thêm số lượng cư dân đông đúc nên dù có sử dụng, kết hợp các ứng dụng công nghệ thì công việc của các chiến sĩ, tình nguyện viên vẫn rất vất vả. Hàng ngày, các tổ chốt đơn sẽ làm việc tại nhà để nghe điện thoại tiếp nhận thông tin từ người dân rồi lên đơn hàng. Sau đó, tổ giao hàng mang đơn đến siêu thị và phối hợp cùng nhân viên siêu thị chọn đồ, thành toán và giao đến tận tay người dân.

Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra - Ảnh 4
Do nhu cầu của người dân cao nên đội trực chốt đơn phải làm việc suốt đêm để đáp ứng.

Dẫu vậy, không phải khu vực nào cư dân cũng sử dụng công nghệ. Trong trường hợp này, cán bộ phụ trách in các mẫu yêu cầu phát tay cho người dân. Khi điền xong, người dân sẽ chụp lại và gửi lại mẫu đó cho các đầu mối đi chợ hộ. Cách làm này khá tốn thời gian nhưng dù theo phương thức nào thì nhu cầu của người dân vẫn rất lớn. Các đơn hàng được gửi đến liên tục, cán bộ phụ trách phải liên tục canh chừng điện thoại để tránh bị sót đơn theo yêu cầu.

Thử đặt xem có đi chợ hộ được thật không?

Những tưởng mọi việc xong xuôi chỉ cần giao hàng là xong, thế nhưng chính công đoạn này mới khiến nhiều cán bộ phụ trách lo lắng. Bởi họ phải đối mặt với nguy cơ bị "bom hàng" và mất tiền với những lý do hết sức "bất đắc dĩ".

Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra - Ảnh 3
Các cán bộ phụ trách đi chợ hộ vẫn có nguy cơ phải đối mặt với việc bị bom hàng.

Chẳng nói đâu xa, chiều ngày 23/8, chị A. nhận được đơn mua thuốc gấp từ một phụ huynh có có bị đau bụng dữ dội. Chị đã ghé nhiều nhà thuốc hỏi mua nhưng đều không có loại thuốc như yêu cầu. Cuối cùng phải mất rất nhiều thời gian, tìm nhiều địa chỉ khác nhau mới thấy đúng loại thuốc đó. Trên đường giao hàng, chị nhận được cuộc gọi báo không cần mua nữa vì đã họ đã tìm được rồi.

Trong trường hợp này cũng có thể "thông cảm" cho người dân vì tình huống khá cấp bách. Còn trường hợp tiếp theo đây lại khiến nhiều người không khỏi bất bình. Đó là một tổ đi chợ hộ khác đã bị "bom" đơn hàng có giá trị hơn 400.000 đồng. Đến địa chỉ giao hàng và cán bộ phụ trách gọi điện cả chục cuộc nhưng vẫn không nhận được phản hồi. Mãi đến chiều cùng ngày, người đặt mới nhắn tin xin lỗi với lý do "đặt thử xem có được đi chợ hộ thật không", chứ không muốn mua hàng.

Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra - Ảnh 2
Hành động đặt thử xem có được đi chợ hộ thật không là điều không nên.

Đây cũng là một trong nhiều sự cố mà mô hình đi chợ hộ đang gặp phải. Khi nhận đi chợ hộ, cán bộ phụ trách sẽ tự trả tiền trước cho các đơn hàng. Giao hàng xong, người dân nhận được hàng thì họ mới chuyển khoản trả lại. Chính vì thế, nguy cơ bị bùng đơn rất dễ xảy ra và những đơn hàng này thường có giá trị cao.

Bị lừa tiền chuyển tiền đi chợ hộ

Ngày 24/8 vừa qua, Sở Công Thương TP.HCM phát lên thông báo về việc có dấu hiệu lừa đảo người dân chuyển tiền đăng ký mua hàng để được "đi chợ hộ". Theo đó, đã có rất nhiều trường hợp tại phường 11, Quận 3 bị một tài tài khoản MXH có tên Nguyễn Văn Công lừa chuyển tiền 500.000 đồng/người.

Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra - Ảnh 1
Sở Công Thương TP.HCM thông báo một tài khoản MXH có dấu hiệu lừa đảo người dân chuyển tiền để được "đi chợ hộ"

Trước sự việc này, UBND phường 11 cho biết nhóm "Đi chợ giúp dân" do Hội Liên hiệp phụ nữ phường lập ra nhằm hỗ trợ người dân mua nhu yếu phẩm. Số điện thoại, số tài khoản của người phụ trách đi chợ hộ được đăng tải cụ thể. Nhưng các đối tượng xấu vẫn thực hiện hành vi lừa đảo người dân. Do đó, người dân cần kiểm chứng thông tin trước khi tiến hành giao dịch để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đi chợ hộ và muôn vàn tình huống bất đắc dĩ xảy ra tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Gia Lai đổi mới truyền thông giúp giảm nghèo bền vững

Nhờ đổi mới cách làm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và sát dân trong từng hoạt động, các địa phương ở Gia Lai đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách giảm nghèo, giúp người dân từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhiều tình cảm tại địa phương dành cho báo Đội

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Văn phòng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khu vực Bắc Trung Bộ đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa tươi thắm, những lời chúc mừng đầy tình cảm từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh.

Những trang báo Đội và ký ức tuổi thơ giữa Hội báo toàn quốc 2025

Hội báo 2025 diễn ra trong không khí trang trọng và nhiều cảm xúc, khi những người làm báo trên khắp cả nước cùng hướng về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây là dịp tôn vinh nghề báo và cũng là cơ hội để các cơ quan báo chí giao lưu, giới thiệu tới bạn đọc những thành quả lao động, sáng tạo qua từng trang báo, từng ấn phẩm.