Đôi bạn "hô biến" nước mưa thành nước tinh khiết

Nguyễn Hà
Nhiều vùng nông thôn hiện nay vẫn sử dụng nguồn nước mưa để sinh hoạt, hai bạn học sinh lớp 11 trường THPT An Lạc Thôn (Sóc Trăng) đã tìm tòi nghiên cứu chế ra “Hệ thống xử lý nước mưa khép kín” được đánh giá là đạt yêu cầu.

Hai tác giả là bạn Nguyễn Ngọc Thảo Quỳnh và Lê Võ Hoàng Yến. Quỳnh nói: “Thực tế hiện nay, nhiều nơi người dân tích trữ, sử dụng nước mưa ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do thói quen và thiếu kiến thức về nước sạch nên họ đã sử dụng nước mưa ăn uống trực tiếp, không qua xử lý.

Hơn nữa, người dân ở vùng nông thôn còn khó khăn, các nguồn nước uống hợp vệ sinh lại có giá thành rất cao. Từ thực tế đó, nhóm xây dựng hệ thống xử lý nước mưa khép kín với các bước: Xử lý mùi và màu của nước mưa thông qua sỏi và than hoạt tính; lọc thẩm thấu, lọc ngược và xử lý vi sinh vật bằng ozôn, hoặc phương pháp SODIS sử dụng năng lượng để xử lý vi sinh vật.

Thảo Quỳnh (bìa phải) và Hoàng Yến cạnh mô hình “Hệ thống xử lý nước mưa khép kín”.

Để có nước mưa sạch, các bạn sử dụng 2 hệ thống lọc. Nước mưa được lọc sơ bằng vải nhằm loại bỏ các bụi, tạp chất có kích thước lớn (bì, lá cây,…) từ các hệ thống thu gom nước mưa (mái nhà, máng xối,…). Sau đó được chứa trong bể lọc có chứa than hoạt tính. Nước mưa đi từ bể chứa qua hệ thống than hoạt tính sẽ khử được mùi và màu. Nước từ bình chứa vào hệ thống bình lọc thứ nhất có van điều chỉnh theo ý muốn.

Ở hệ thống lọc thứ nhất, nước mưa từ bình chứa sẽ đi qua hệ thống sỏi và than hoạt tính vào bình lọc thứ nhất theo trọng lực. Do trong bình này có chứa hạt Resin cation hấp thụ lại các anion (ion âm) có trong nước mưa và sau đó đi qua bình lọc thứ hai theo qui luật thẩm thấu và trọng lực.

Nước mưa sau khi qua bình lọc thứ nhất được hấp thụ các anion sẽ vào bình lọc thứ hai, được lọc ngược qua các hạt Resin anion và các cation (ion dương) trong nước mưa được hấp thụ lại. Sau đó tiếp tục qua hệ thống ống vào hệ thống xử lý các vi sinh vật.

Nước mưa sau khi khử mùi, màu ở hệ thống chứa, qua bình lọc thứ nhất và thứ hai, sẽ vào hệ thống xử lý vi sinh vật có chứa máy sục ozôn. Ở những nơi không có điện thì sử dụng biện pháp SODIS để tiêu diệt vi sinh vật.

Kết quả kiểm định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Sở KH&CN thành phố Cần Thơ cho thấy, các mẫu nước mưa sau khi qua hệ thống lọc đều đạt tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế.

Thầy Nguyễn Ngọc Hài, giáo viên hướng dẫn nhận xét: “Đề tài Hệ thống xử lý nước mưa khép kín do các bạn thực hiện rất đơn giản, dễ làm, thân thiện với môi trường, ít tốn kém (chỉ khoảng 1,6 triệu đồng nếu mua thêm máy sục ozôn), hiệu quả cao, có thể áp dụng cho các gia đình vùng sâu, vùng xa, vùng núi hay các vùng ven biển”. Bác Phan Văn Hùng, người dân địa phương nhận xét: “Bác đã uống thử nước mưa lọc qua hệ thống lọc của các bạn rồi, nước rất trong, có vị ngọt rất dễ chịu”.

Theo Tiền Phong

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đôi bạn "hô biến" nước mưa thành nước tinh khiết tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Từ Trạng Nguyên nhí đến Tiến sĩ quốc tế: Hành trình 20 năm “lột xác” đầy ấn tượng

Vũ Hồng Hà – cô bạn từng đoạt danh hiệu Trạng Nguyên trong Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi, Viết chữ đẹp:“Nét chữ-Nết người” toàn quốc năm 2006 do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp cùng Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà tổ chức, hiện đã trở thành nghiên cứu sinh Tiến sĩ toàn phần tại Mỹ.

"Cây toán" dễ mến

Trong Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một “cây Toán” vô cùng dễ mến, luôn truyền cảm hứng tích cực tới mọi người! Đó chính là bạn Liên đội phó Nguyễn Hồng Nguyên (lớp 4A) – cậu học trò nổi bật với một bảng thành tích “siêu dài” khiến ai biết đến cũng phải tròn mắt thán phục.

Hành trình tri ân và khám phá lịch sử

Ngày 28/3, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VII đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của phong trào thiếu nhi địa phương.

Người thắp lửa đam mê

Cô giáo Nguyễn Thị Thu – Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) không chỉ là một giáo viên giỏi mà còn là người thắp lên ngọn lửa đam mê trong lòng học trò.