Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

TNTP Thứ Tư
Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Tại buổi tập huấn, chú Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết: “Tình trạng đuối nước ở trẻ em hiện nay đã có cải thiện nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Làm sao để không chỉ dừng lại ở việc đưa thông tin hay thương cảm mỗi khi có vụ đuối nước xảy ra mà phải biến nó thành hành động của cộng đồng”.

Từ trái sang phải): Cô Đoàn Thị Thu
Huyền, Tiến sĩ Dương Khánh Vân, chú
Đặng Hoa Nam và cô Đinh Thị Thúy Hằng
- nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng
nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam.
Từ trái sang phải): Cô Đoàn Thị Thu Huyền, Tiến sĩ Dương Khánh Vân, chú Đặng Hoa Nam và cô Đinh Thị Thúy Hằng - nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam.

Tiến sĩ Dương Khánh Vân, cán bộ kỹ thuật Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng đưa ra những con số “biết nói” cho thấy sự cấp thiết trong việc phòng, tránh đuối nước. Đó là có tới gần 2.000 trẻ em bị đuối nước ở nước ta mỗi năm.

Các khách mời tham dự chương trình.
Các khách mời tham dự chương trình.

Cô Đoàn Thị Thu Huyền - Giám đốc Quốc gia của Tổ chức CTFK/GHAI tại Việt Nam, trình bày những kết quả can thiệp từ “Chương trình phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam” do tổ chức này thực hiện. Theo đó, 44.398 trẻ từ 6-15 tuổi được học bơi an toàn; 52.250 trẻ từ 6-15 tuổi được học kỹ năng an toàn; 30.204 cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên Mầm non được hướng dẫn về phòng chống đuối nước trẻ em…

Kình ngư Ánh Viên dạy bơi và
truyền cảm hứng cho các em nhỏ.
Kình ngư Ánh Viên dạy bơi và truyền cảm hứng cho các em nhỏ.

Đặc biệt, trong buổi tập huấn, cô Thu Huyền đã nêu ra hiệu quả của 6 can thiệp phòng chống đuối nước ở Việt Nam, gồm:

- Tạo môi trường an toàn, tránh xa nguồn nước cho các bé tuổi Mầm non.

- Làm rào kiểm soát các con tiếp cận với nguồn nước.

- Dạy bơi và kỹ năng an toàn môi trường nước cho các bạn độ tuổi Tiểu học trở lên.

- Đào tạo cho người dân kỹ năng cứu hộ và sơ cứu.

- Xây dựng khả năng chống chịu và quản lý rủi ro cùng các hiểm họa khác ở các cấp độ địa phương và quốc gia.

- Xây dựng và thực thi các quy định về an toàn giao thông đường thủy (tàu, thuyền, phà).

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.

"Chìa khóa giải mã" học trò

Việc “giải mã” sức khỏe tâm lý lứa tuổi tiểu học sẽ giúp chúng mình tìm ra “chìa khóa” để phát triển bản thân toàn diện, học tập tốt, xây dựng thành công mối quan hệ với gia đình, bạn bè và thầy cô. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về sức khỏe tâm lý học trò qua chuyên mục mới này nhé!