Đường dây nóng và số điện thoại cần biết để thông báo về tình trạng trẻ bị bạo hành

Alex
Khi có nghi vấn hoặc phát hiện ra tình trạng trẻ bị bạo hành cần báo cho đơn vị nào? Liên lạc với số đường dây nóng nào?

Tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại về thân thể, lạm dụng tình dục hoặc gây tổn thương về tinh thần và tâm lý đang là vấn nạn nhức nhối trong cộng  đồng và cho toàn xã hội. Đáng tiếc là có rất nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành đã không kịp được cung cấp thông tin và bảo vệ kịp thời do gia đình, người thân chưa nắm rõ được về đơn vị, cơ quan chức năng nào tiếp nhận thông tin hay đường dây nóng nào để báo về vụ việc. Điều này đã gây nên nhiều hậu quả vô cùng đau xót và đáng tiếc cho những trẻ em bị bạo hành hoặc bị xâm phạm.

Những số điện thoại cần biết để báo về tình trạng trẻ bị bạo hành  - Ảnh 1

Dưới đây là thông tin về những địa điểm, nơi tiếp nhận thông tin thông báo về tình trạng trẻ bị bạo hành và những số điện thoại, đường dây nóng liên hệ nhanh nhất tới đơn vị có thẩm quyền về bạo hành, xâm phạm trẻ em:

Cơ quan tiếp nhận thông tin ban đầu về các trường hợp trẻ em bị xâm hại thân thể, bạo lực hay lạm dụng tình dục... chính là UBND cấp phường/xã/thị trấn hoặc cao hơn UBND quận/huyện/thành phố nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú.

Tiếp đó là người tố giác có thể liên hệ các cơ quan công an các cấp, cơ quan Lao động - Thương binh & Xã hội các cấp tại địa phương.

Những số điện thoại cần biết để báo về tình trạng trẻ bị bạo hành  - Ảnh 1

Danh sách những đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ trẻ em

111 - Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý)  là đường dây khẩn cấp có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ.

18001567  - Đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em miễn phí cũng thuộc Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH

1900.54.55.59  - Đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM).

1800.90.69 - Đường dây nóng của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Đường dây nóng và số điện thoại cần biết để thông báo về tình trạng trẻ bị bạo hành tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.