Facebook hỏi người dùng để xác định tin giả mạo?

Phạm Quang Trường
Facebook sẽ hiển thị một bảng khảo sát bên dưới các tin tức để hỏi người dùng nhằm xác định tin đó có phải là giả mạo hay không.

Sau các sự cố liên quan đến tin giả trong vụ bầu cử tổng thống Mỹ, Facebook có vẻ như đang thử nghiệm phương pháp mới để đánh giá chất lượng tin tức. Theo đó, dưới các bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội này, Facebook sẽ đưa ra một khảo sát (survey) để hỏi ý kiến người dùng rằng liệu tiêu đề bài viết có đang "sử dụng ngôn ngữ lừa đảo" hay "che giấu các chi tiết chính của câu chuyện", hay không. 

Thông tin này được chính người dùng mà Facebook lựa chọn cho cuộc thử nghiệm chia sẻ. Cụ thể, đã có ít nhất 3 người trên Twitter cho đăng tải các khảo sát của Facebook. Khảo sát đầu tiên được chia sẻ hôm 2/12 và câu hỏi của Facebook dành cho một trang về hài kịch của Anh là Chortle. 2 cuộc khảo sát khác là dành cho bài viết của các trang Rolling Stone, The Philadelphia Inquirer.

Hiện chưa rõ Facebook định làm gì với kết quả của các khảo sát này. Facebook cũng chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến thông tin trên. Chỉ biết rằng hãng đã bị chỉ trích rất nhiều vì thất bại trong việc để các tin vịt, tin giả mạo lây lan, đặc biệt là các tin liên quan đến bầu cử tổng thống Mỹ. Bên cạnh đó, câu hỏi về "che giấu các chi tiết chính của câu chuyện" có vẻ như liên quan đến chất lượng bài viết - "các bài giật tít câu view" - hơn là liên quan đến tin tức giả mạo nhằm ý đồ xấu gì đó.

A Facebook survey to see how accurate a Rolling Stone headline is. Pizzagate shows that information on social media fucking matters. pic.twitter.com/i4PIsbFhYF

— Jorge (@iamjorgecamargo) December 5, 2016

Facebook đã tung ra nhiều tinh chỉnh về thuật toán để loại bỏ các bài viết "cố tình bỏ qua thông tin quan trọng, hoặc khiến nhiều người hiểu nhầm, ép người dùng phải click mới có câu trả lời". Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất, hãng nói rằng sẽ sử dụng một đội ngũ nhân viên - chứ không phải khảo sát xã hội như trên - để xác định các bài viết giật tít. Có lẽ khảo sát này là một chiến lược mới của mạng xã hội này.

Theo ICTNews

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Facebook hỏi người dùng để xác định tin giả mạo? tại chuyên mục Sành của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sành khác

Trung Quốc phát triển UAV siêu nhỏ cỡ... con muỗi

Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc (NUDT) mới đây đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) có kích thước siêu nhỏ, chỉ tương đương một con muỗi. Sản phẩm được đánh giá là bước tiến đột phá trong lĩnh vực robot sinh học, mở ra nhiều tiềm năng ứng dụng vào đời sống.

Hàng loạt nhóm Facebook “bay màu” rồi bất ngờ hồi sinh

Tối 24/6, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bất ngờ phát hiện hàng loạt group quen thuộc bất ngờ “biến mất”. Nhiều nhóm có hàng triệu thành viên bị đổi tên, đình chỉ hoặc dừng hoạt động mà không rõ nguyên nhân. Một số quản trị viên cũng bị hạn chế tính năng như không thể gửi tin nhắn, fanpage liên kết bị khóa, dẫn đến việc nhiều admin phải chủ động tạm ngưng nhóm để kiểm soát tình hình.

Cảnh báo đến người dùng CapCut sau thay đổi điều khoản sử dụng

CapCut, một trong những ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa âm thầm cập nhật một thay đổi lớn trong Điều khoản dịch vụ. Động thái này có thể khiến nhiều người dùng trên toàn cầu lo ngại, khi họ phải chấp nhận chuyển giao quyền sử dụng đối với không chỉ cảnh quay mà còn cả giọng nói, khuôn mặt và nỗ lực sáng tạo mà không được đền bù.

Apple cân nhắc thâu tóm Perplexity để tăng tốc đua AI

Trong nỗ lực bắt kịp cuộc đua trí tuệ nhân tạo, Apple đang thảo luận khả năng mua lại Perplexity AI – startup đang nổi lên với công cụ tìm kiếm thời gian thực, nhằm củng cố công nghệ và đội ngũ nhân lực mảng AI.