Gần 53.000 học sinh nghèo được miễn giảm học phí tại Đà Nẵng

TP
Ngày 3/6, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021–2025.

Tại đây, những kết quả nổi bật trong công tác an sinh xã hội đã được ghi nhận, trong đó có hơn 52.000 học sinh nghèo được miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập.

Theo báo cáo tại hội nghị, TP Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình giảm nghèo theo đúng định hướng của Trung ương và thành phố, tập trung vào hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở và tín dụng ưu đãi. Những chính sách này đã góp phần quan trọng giúp người dân vượt qua khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, hơn 181.000 người nghèo và cận nghèo trên toàn thành phố đã được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Gần 27.500 lượt người nghèo được trợ cấp chi phí khám chữa bệnh miễn phí. Trong lĩnh vực giáo dục, có tới 52.963 học sinh thuộc diện hộ nghèo được miễn giảm học phí và nhận các hỗ trợ thiết thực như học bổng, xe đạp và dụng cụ học tập. Đây được xem là một trong những điểm sáng nổi bật trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Về nhà ở, thành phố đã xây mới hơn 400 căn nhà và sửa chữa trên 2.500 căn cho các hộ nghèo, giúp hàng nghìn gia đình ổn định chỗ ở. Bên cạnh đó, hơn 4.500 hộ nghèo, cận nghèo đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ gần 227 tỷ đồng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Ngoài các chính sách hỗ trợ cơ bản, TP Đà Nẵng còn triển khai nhiều mô hình giảm nghèo sáng tạo, mang tính cộng đồng cao như: “Nuôi heo đất tiết kiệm”, “Vòng tay nhân ái”, “Xuân yêu thương”... Những mô hình này không chỉ tạo nguồn lực hỗ trợ người nghèo mà còn lan tỏa tinh thần sẻ chia, trách nhiệm trong toàn xã hội.

Trong thời gian qua, các cấp ban, ngành Đà Nẵng đã chăm lo đến học sinh nghèo
Trong thời gian qua, các cấp ban, ngành Đà Nẵng đã chăm lo đến học sinh nghèo

Công tác truyền thông và biểu dương điển hình tiên tiến cũng được chú trọng. Thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trực tuyến nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng về mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khẳng định: “Thời gian tới, chương trình giảm nghèo bền vững cần tập trung vào ba nhóm chính sách trọng điểm: hỗ trợ phát triển sản xuất và tạo việc làm để tăng thu nhập cho hộ nghèo; giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội thiết yếu gắn với tiêu chí nghèo đa chiều; đầu tư phát triển hạ tầng ở các vùng khó khăn, đặc biệt là những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao sau khi tiến hành sáp nhập địa giới hành chính”.

Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, việc xác định rõ các vùng khó khăn sẽ giúp chính quyền ưu tiên nguồn lực đúng chỗ, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực, từng bước nâng cao đời sống người dân một cách toàn diện và bền vững.

Dịp này, UBND TP Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen cho 38 tập thể, 29 cá nhân và 1 hộ gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong các phong trào: “Thành phố Đà Nẵng chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Vì người nghèo” và xây dựng nông thôn mới. Đây là sự ghi nhận, khích lệ đối với những nỗ lực và đóng góp không nhỏ của cộng đồng trong hành trình vì một Đà Nẵng phát triển đồng đều và bao trùm.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Gần 53.000 học sinh nghèo được miễn giảm học phí tại Đà Nẵng tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Nguồn vốn giúp xóa đói giảm nghèo cho huyện miền núi

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “đòn bẩy” quan trọng giúp người dân huyện miền núi Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.

Tìm hiểu lịch sử qua văn học

Tại workshop “Học Văn qua câu chuyện lịch sử”, cuốn sách Đảo Chìm của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã trở thành cầu nối đặc biệt giúp học sinh cảm nhận sâu sắc về lịch sử qua văn học.