Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn

Bảo Bối
Quyết định phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030" với nhiều chính sách thúc đẩy phát triển.

Kịp thời, động viên lớn

Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030". Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (GDMN), bà Cù Thị Thủy cho rằng: Hướng đến nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì các điều kiện đủ, cần thiết đáp ứng yêu cầu là hết sức quan trọng. Việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương trình đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt tới đối tượng trên.

GS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: Quyết định số 1609/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030", được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 26/12/2022 là tin vui lớn đối với giáo dục mầm non ở vùng khó khăn mà thời gian qua trẻ em khu vực này là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất. Thực tế cho thấy, nếu không có những hỗ trợ như Chương trình đề ra, rất khó khăn để đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ khu vực này.

Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn - Ảnh 1Phiên chợ quê của trẻ mầm non vùng cao Yên Bái.

GS Thái Văn Thành hết sức đồng tình với sự quan tâm của Chính phủ khi chỉ rõ, đối tượng của chương trình này là trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở GDMN thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định. Đây thực sự là động viên rất lớn đối với các cơ sở GDMN ở vùng khó khăn, miền núi, khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Còn theo TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: Mục tiêu của Chương trình đã thể hiện tính nhân văn rõ, đồng thời động viên khích lệ đội ngũ giáo viên vùng khó, góp phần thu hút trẻ đến tuổi mầm non ra lớp. Đó là nhằm hỗ trợ phát GDMN vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học.

Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây là mong muốn lâu nay của các địa phương vùng khó khăn, thực tế cho thấy nỗ lực tự thân chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ lớn từ nhà nước. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đã hiện thực hóa điều này.

Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn - Ảnh 2Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030", sẽ góp phần thúc đẩy phát triển GDMN vùng khó.

Đáp ứng yêu cầu phát triển

Theo lộ trình đặt ra, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ em, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi. Có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, bà Nguyễn Vy, Trưởng Phòng GDMN tỉnh Yên Bái cho biết: Mục đích của Chương trình đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Trong đó, có 60% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Chương trình cũng nêu rõ, hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ. Đối với giáo viên, mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: Bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định. Đây là những dấu mốc quan trọng để các địa phương xây dựng tiến độ thực hiện.

Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn - Ảnh 3Giờ chơi của trẻ mầm non điểm trường vùng khó Nà Hắc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Là một trong những huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hồ Văn Khởi cho rằng: Đúng là tin vui lớn đến với vùng khó khi đích của Chương trình là đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

A Lưới là huyện vùng cao giáp biên giới với Lào, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, Chương trình phấn đấu bảo đảm theo quy định, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển. Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn. Những nội dung này động viên, khích lệ các nhà giáo thêm yêu và gắn bó với nghề

Nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, Chương trình cũng đưa nội dung bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn. Đặc biệt yêu cầu việc triển khai chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

(theo GD&TĐ)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý

Chiều 19/11, trường Tiểu học Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An đã tổ kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) với nhiều hoạt động văn nghệ hết sức hấp dẫn.

"Phép màu" ở trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã tổ chức đại nhạc hội Hoa Tháng Năm với chủ đề "Phép màu" tại Cung điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).

Ngôi trường 70 năm trao truyền tri thức "Vững trí tuệ, sáng ước mơ"

Sáng 19/11, Trường THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 70 năm truyền thống ngành Giáo dục Thủ đô, 70 năm thành lập trường; đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội, Cờ đơn vị xuất sắc công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô.

Cảm xúc của thầy cô về ngày 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), một ngày đặc biệt của người cầm phấn. Trong mỗi "người lái đò" đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Dịp này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của thầy cô trường Tiểu học Thủ Lệ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhé!