Góc nhỏ bình yên của ông lão câm điếc

Minh Châu
Giữa lòng TP. Hồ Chi Minh hoa lệ, có một góc nhỏ bình yên của ông Sơn và 2 chú cún cùng chiếc xe bán vé số bên vệ đường. Hình ảnh cụ ông chăm sóc 2 chú chó tĩnh lặng giữa thị thành vội vã đã gây xúc động mạnh mẽ cho bất cứ ai ghé qua nơi này.

Ông lão câm điếc từng gây sốt cộng đồng mạng.

Cách đây hai năm, người dân TP. Hồ Chi Minh nói riêng và cộng đồng mạng nói chung đã rất bất ngờ và xúc động với hình ảnh ông lão bán vé số câm điếc cùng chú cún con đáng yêu tại ngã tư Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng (Đối diện công viên Lê Văn Tám). Ông lão ấy là Vũ Văn Sơn (65 tuổi) quê tại Long An.

Hình ảnh ông Sơn bên xe vé số của mình

Được biết ông cũng có vợ và hai con nhưng giờ không còn liên lạc, ông sống một mình nơi đất khách quê người và làm bạn với hai chú cún để vơi bớt sự cô đơn. Hàng ngày ông rong ruổi trên các con phố tại Sài Gòn để bán vé số. Chính vì vậy, người ta đã quen với hình ảnh một ông cụ cùng “bé cún” rong ruổi hết mọi nẻo đường Sài thành với tấm biển “Tôi bị câm điếc, xin cô bác làm ơn giúp đỡ”.

Tấm lòng nhân hậu của ông lão câm điếc.

Được biết cách đây vài năm, khi đang gây sốt cộng đồng mạng, ông Sơn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trên khắp cả nước. Người nào ở gần thì là cân đường, hộp sữa, người nào ở xa thì quyên góp ủng hộ với tổng số tiền lên đến 75 triệu đồng. Tuy nhiên ông nhất định không nhận vì cho rằng mình vẫn còn sức khỏe, vẫn có thể kiếm tiền. Sau đó, chị Trúc Phương – người đứng ra kêu gọi ủng hộ phải thuyết phục mãi ông mới nhận 5 triệu đồng, số còn lại được quyên góp cho những hoàn cảnh khác khó khăn hơn. Ông cho biết, ông được người ta thương, họ cho chỗ ăn ngủ, lấy vé số không vốn để đi bán kiếm tiền. Mỗi ngày, ông bắt đầu đi bán từ 5 giờ 30 sáng. Ông thường ngồi ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đến 7 giờ hơn. Buổi tối ông Sơn sẽ đến ngã tư Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) bán vé số. Đến 22 giờ, ông sẽ bán dạo quanh nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ đến 1-2 giờ sáng.

Chia sẻ của chị Phương về “trường hợp đặc biệt” này.
Chia sẻ của chị Phương về “trường hợp đặc biệt” này.

Vì bị câm điếc nên ông luôn có một cuốn sổ nhỏ để giao tiếp với mọi người thông qua các câu hỏi ngắn trên cuốn sổ ông thường mang theo. Ông kể rằng, ngày còn chiến tranh, ông bị pháo rơi vào hầm trú ấn, bị dính mảnh vụn của pháo nên sau này ông dần bị mất đi thinh lực và không nói được nữa. Tuy tuổi đã cao và phải vất cả mưu sinh nhưng ông Sơn vẫn rất lạc quan. Mỗi khi có người ghé lại mua vé số, ông luôn dùng hai tay đưa cho khách, sau đó gật đầu, chắp tay cảm ơn và mỉm cười vui vẻ. Những vị khách ghé qua cũng nhiệt tình đáp lại rồi mới rời đi.

Những đứa cháu cưng – Chỗ dựa tinh thần của ông lão nơi đất khách quê người

Trước đây, ông Sơn có một chú cún được đặt tên là “Đậu”. Đậu được mọi người gọi là “Công chúa Sài Gòn” vì vẻ ngoài đáng yêu của mình và giúp mọi người biết đến ông Sơn nhiều hơn. Tuy nhiên, Đậu đã mất do tai nạn.

Hình ảnh ông Sơn và bé Đậu ( đã mất ).(Ảnh: Báo PNVN)
Hình ảnh ông Sơn và bé Đậu ( đã mất ).(Ảnh: Báo PNVN)

Một bạn trẻ sau khi biết câu chuyện của ông đã gửi tặng ông bé Pon, khi ấy mới hai tháng tuổi, giờ đã phổng phao trông thấy. Ông Sơn bầu bạn cùng Pon và Vui – chú chó ta đã theo ông Sơn suốt hơn 4 năm, cả 3 đã trở thành một gia đình nhỏ bình yên giữa phố phường đông đúc, tấp nập. Dù cuộc sống có bấp bênh vất vả, ông Sơn vẫn chăm chút cho những đứa “cháu cưng” của mình không thiếu thứ gì, từ đệm nằm, đồ chơi đến quần áo.

Vui và Pon
Vui và Pon

Giữa nơi phồn hoa náo nhiệt vẫn có một góc nhỏ bình yên như vậy đấy!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Góc nhỏ bình yên của ông lão câm điếc tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).