Hàng xóm

Chu Hải
TNTP - Mỗi lần ở quê ra chơi, bà ngoại tớ lại chép miệng, than: “Hàng xóm ở đây… buồn ghê! Cả ngày chả thấy ai sang chơi!”.

Rồi bà kể nhiều chuyện lắm. Chuyện là ở nhà bà lúc nào cũng đầy ắp “khách ra, khách vào”. Khách là cô Tư kế bên hay chạy sang lúc biếu bà quả na, khi xin bà vài quả ớt hái ngoài vườn. Khách là chú Bảy “ú” thỉnh thoảng lại sang xin bà chén nước chè rồi xem cái mái nhà có cần phải lợp lại hay sửa chữa gì không. Cũng có khi chả hỏi han gì, chú cứ tự động lôi đồ hỏng ra sửa. Nữa là đám khách nhí nhà bá Xoan, nhà cô Bừng, chú Bối… chiều chiều ùa vào nhà bà để ẩn nấp trong trò chơi trốn tìm, tìm quả chín…

Kể mãi rồi bà chép miệng: Ở quê, cửa nả mở suốt ngày đón khách. Còn ở đây, lúc nào cũng đóng im ỉm. Thấy chả có tình cảm gì hết”.

Lần nào khi bà nói, bố, mẹ cũng cố gắng giải thích hệt như nhau…

Thế này nhé, ở quê của bà, mọi người làm nghề nông, không đến cơ quan, công ty gì hết nên thời gian ở nhà rất nhiều. Vì thế, hàng xóm có thời gian sang nhà nhau là chuyện đương nhiên. Ở quê thì người người đều là “trong làng, ngoài xóm, trong họ, ngoài hàng”, còn ở thành phố thì là người tứ xứ, để hoàn toàn thoải mái hay tin tưởng vào nhau cũng là cái khó…

Hơn thế nữa, cuộc sống thành phố bận rộn nên khi về tới nhà, ai cũng muốn và cần có không gian riêng để nghỉ ngơi, học tập nên nếu “khách khứa cứ ra vào tấp nập khi chủ nhà còn đang mệt mỏi, có nhiều việc riêng cần giải quyết thì cũng… mệt”.

Nghe bố, mẹ thanh minh, giải thích thật có tình, có lý nhưng mà bà thì bà vẫn nhất quyết “không thống nhất”. Nặng hơn nữa là bà nói lẫy, làm mặt giận: “anh, chị bây giờ là người thành phố rồi, còn thích gì nữa kiểu cách quê mùa chúng tôi”.

Thế rồi cũng có chuyện xảy ra khiến bà thay đổi cách nhìn về “hàng xóm thành phố” nhà tôi.

Đó là lần bà đi dạo ở dưới sân khu chung cư. Bà hăng hái đi bộ nhiều vòng quá đến nỗi bị chóng mặt, nhịp tim tăng cao… may có chú bảo vệ và mấy người đang chơi dưới sân đưa bà tới bệnh viện cấp cứu kịp thời. Bác sĩ bảo với bà: “Nếu chỉ chậm vài phút nữa là… bác sĩ bó tay, bà ạ”.

Từ lần đó, bà không còn thấy ác cảm với “hàng xóm thành phố” nữa. Bà bảo: “Sống đâu âu đấy. Cứ là con người thì ở đây cũng tốt cả, cháu nhỉ”.

Ngọc Minh Nguyễn Trần

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Hàng xóm tại chuyên mục Điều Em Muốn Nói của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Điều Em Muốn Nói khác

Những bức tranh xinh

Tháng Ba đã gõ cửa khu vườn Cọ xinh bằng những bức tranh đẹp lung linh với những lời chúc rất ngọt ngào!

Tớ yêu Tết vì...

Tớ rất yêu Tết! Tớ yêu Tết không phải chỉ vì được mặc quần áo đẹp, ăn nhiều món ngon, vui chơi tưng bừng, nhận tiền lì xì… Mà bởi Tết có những điều vô cùng đặc biệt.

Công trình Măng non "đặc biệt" của đội viên TP. Phú Quốc

Hội đồng Đội TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) sẽ trao tặng 2 Công trình Măng Non “Trang bị thiết bị hoạt động Đội cho Liên Đội” trong năm học 2023 – 2024 cho các Liên đội. Đây là chương trình ý nghĩa do học sinh toàn thành phố chung tay thực hiện.

Món bánh không thể thiếu vào đêm Giáng sinh

Chắc hẳn các bạn nhỏ chúng mình đã từng ít nhất một lần nhìn thấy trong một bộ phim hoặc truyện về đêm Giáng sinh có một loại bánh quy hình người với họa tiết bắt mắt được trang trí trên đó. Hôm nay, báo Đội xin giới thiệu cho các bạn một món bánh đặc trưng và “không thể thiếu” vào đêm Giáng sinh ở một số quốc gia châu Âu nha!