Hình ảnh gây chấn động thế giới: Một con voi cái hốc hác bị buộc phải diễu hành mỗi đêm

Châu Giang
Tikiri là một "cụ voi” 70 tuổi ốm yếu phải làm việc trong lễ hội Perahera ở Sri Lanka năm nay.

Có lẽ bạn không còn lạ lẫm với những chú voi được con người huấn luyện để làm xiếc hay phục vụ ở những khu vui chơi, lễ hội. Tuy nhiên, đằng sau những hình ảnh vui vẻ đó lại là nỗi đau to lớn của chúng khi bị người làm dịch vụ ngược đãi, tận dụng hết sức lực để kiếm tiền.

Tikiri tham gia trong 10 buổi diễu hành liên tiếp từ chiều cho đến đêm khuya, giữa những ồn ào, pháo hoa và khói. Voi Tikiri phải đi bộ hàng cây số mỗi đêm để mọi người cảm thấy được ban phước lành. Không một ai nhận ra thân thể gầy trơ xương hay tình trạng suy yếu của con voi này bởi thân thể Tikiri đã được che phủ sau những bộ trang phục lấp lánh.

Hơn thế, chẳng có một ai nhìn thấy những giọt nước mắt bị thương bởi ánh sáng được phản quang từ chiếc mặt nạ mà Tikiri đang đeo. Cũng không một người nào nhìn thấy những khó nhọc trong bước đi của Tikiri vì những xiềng xích.

Đại diện phát ngôn chùa Răng Phật, đơn vị tổ chức lễ hội đã lên tiếng sau đó và khẳng định họ rất "quan tâm đến động vật". Người phát ngôn cho biết Tikiri gặp phải vấn đề về tiêu hóa khiến cụ voi này "không thể tăng cân", họ quả quyết "điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cụ" và cho rằng cụ không ốm yếu và gầy gò đến mức như các nhà bảo vệ động vật mô tả.

Nhưng đau lòng thay, sau những phát ngôn chắc nịch của đơn vị kia, các nhà bảo vệ động vật mới đây đã công bố một sự thật vô cùng đau xót: Tikiri đã ngã gục và qua đời sau nhiều ngày làm việc liên tiếp.

Họ còn đưa thêm nhiều bằng chứng cho thấy Tikiri và nhiều cá thể voi khác nơi đây bị ngược đãi. Những con vật bị bắt phục vụ tại lễ hội thường xuyên bị quản tượng đánh đập. Chúng không thể chạy trốn, cũng chẳng thể di chuyển quá xa vì chân bị xích chặt. Những sinh vật đáng thương chỉ có thể chịu đòn.

Người quản voi chọc mũi sắt nhọn vào chân Tikiri già yếu với chằng chịt dây xích, trái ngược hoàn toàn với những phát ngôn của chủ sở hữu cũng như của đại diện đơn vị tổ chức lễ hội.

Hội Bảo vệ Động vật Thế giới ước tính có 3000 con voi đang được sử dụng để giái trí trên khắp châu Á với 77% trong số đó bị đối xử vô nhân đạo. Trên thực tế, câu chuyện của Tikiri chỉ là một trong những trường hợp động vật bị ngược đãi trên thế giới. Chúng ta, những người ngồi đây nhìn bức ảnh này cần nhận thức được rằng: Đối với một buổi lễ, mọi người đều có quyền thực hành tín ngưỡng miễn sao đừng làm phiền hay gây hại đến những giống loài khác. Chúng ta sẽ chẳng thể gọi đây là phước lành hay linh thiêng khi lại có những hành động khiến các giống loài khác phải chịu thật nhiều đau đớn.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Những sứ giả của Nha Trang

Những sứ giả ấy là các thí sinh tham gia cuộc thi “Người dẫn chương trình về Nha Trang hay nhất năm 2024” do Đài PH-TH Khánh Hòa tổ chức nhằm chào mừng Kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển TP. Nha Trang (1924 - 2024), 15 năm Nha Trang trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (2009 - 2024).

Bốn mùa trồng cây, bốn mua hái quả

Trong nhiều năm qua, ngày hội trồng cây luôn là sự kiện lớn của cô và trò trường Tiểu học Hoa Lư (Thanh Khê, Đà Nẵng), nhằm thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm của mình đối với môi trường sống.