Học sinh giỏi có khi cũng chẳng biết từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau

Minh Hồng
Câu hỏi có nội dung "Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ cái đầu và chữ cái cuối giống nhau" đang gây xôn xao khắp cõi mạng.

Đúng là "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", học Tiếng Việt bao lâu nhưng kho tàng từ ngữ đồ sộ, đa dạng ấy đôi khi vẫn khiến bạn choáng ngợp. Tiếng Việt có 29 chữ cái, các chữ cái tạo ra các vần, vần kết hợp với một âm khác lại tạo ra một từ, rồi thay đổi thanh cho từ này là chúng ta lại có thêm một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác. 

Gần đây, dân tình thường xuyên thách đố để tìm ra ai là "Vua tiếng Việt", trong đó có câu hỏi: "Từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ cái đầu và chữ cái cuối giống nhau?" 

Học sinh giỏi Văn có khi cũng chẳng biết từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau - Ảnh 1

Câu hỏi không quá phức tạp nên CĐM đã nhanh chóng tìm ra đáp án chính xác là "Tết", bởi từ này thỏa mãn điều kiện của đề bài khi chữ đầu và chữ cuối đều là chữ T. Dù đáp án trên rất chính xác, song nếu lục lại từ điển tiếng Việt sẽ thấy rằng, còn rất rất nhiều từ có 3 chữ cái mà chữ đầu với chữ cuối giống nhau. Chẳng hạn như nan, tít, tát, non, các, tẹt, cúc, nín, nên,...

Học sinh giỏi tiếng Việt sau đó lập tức suy luận ra quy tắc chung để giải câu hỏi này đó là bất kỳ chữ nào có 3 chữ mà chữ cái đầu và cuối đều là các chữ C, M, N, T và chữ ở giữa là một nguyên âm thì sẽ thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Số khác còn "bắt bẻ" người ra đề nếu muốn người chơi chỉ đưa ra đáp án duy nhất, cần thêm một dữ kiện khác vào, chẳng hạn: Ngày lễ nào có 3 chữ cái, chữ cái đầu và cuối đều giống nhau?

Học sinh giỏi Văn có khi cũng chẳng biết từ tiếng Việt nào có 3 chữ, chữ đầu và chữ cuối giống nhau - Ảnh 2

Hay một câu hỏi khác thách thức trình tiếng Việt không kém là Từ nào trong tiếng Việt vừa có nghĩa là có lại vừa có nghĩa là không? Mới nghe đã thấy hack não rồi, từ gì mà lại mang 2 nghĩa đối lập nhau thế nhỉ? Hẳn nhiều người đã bó tay khi nghe xong câu hỏi. Tuy nhiên đáp án lại dễ bất ngờ, đó là từ "chịu". "Chịu" mang rất nhiều nghĩa nhưng có thường được hiểu khi giao tiếp hằng ngày vừa là có vừa là không.

Nghĩa đầu tiên: Thừa nhận cái hay, cái hơn của người khác 

Nghĩa thứ hai: Tự nhận bất lực, không làm nổi 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Báo Đội - Nhịp cầu giữa gia đình và nhà trường

Trong hành trình giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những người công dân tốt, gia đình và nhà trường luôn đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, để hai môi trường này có thể phối hợp hiệu quả, cần có một “nhịp cầu” trung gian – đó là báo Đội, nơi kết nối cảm xúc và lan tỏa những giá trị tích cực.

Đọc sách hôm nay, thành công mai sau

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2025, ngay từ cuối tháng 3, trường Tiểu học Lê Mao, TP Vinh (Nghệ An) đã có nhiều hoạt động sôi nổi với chủ đề “Đọc sách hôm nay, thành công mai sau”, đặc biệt là phong trào Đọc và làm theo báo Đội