Hơn 50% GenZ đi ngủ sau 23h, trở thành thế hệ “cú đêm” nhất, lý do xuất phát từ nguyên nhân không ngờ này

Minh Hồng
Sau một thế hệ “đau lưng”, Gen Z lại đang đối diện vấn đề nguy hại khác về sức khoẻ đó là thiếu ngủ.

Cụm từ Gen Z từ lâu đã quen thuộc và đang dần chiếm lĩnh, đi đầu trong nhiều lĩnh vực. Gen Z chỉ thế hệ chúng mình - những người trẻ, trưởng thành trong môi trường năng động, hiện đại nhưng vẫn có vô số tồn tại, hạn chế đáng báo động.

Khi thế hệ Gen Z Việt “vật lộn” với những cơn đau lưng dai dẳng, thì tại Trung Quốc, theo thống kê về chỉ số giấc ngủ tại nước này: thế hệ Gen Z, đặc biệt là lứa 10X đang dần gia nhập đội quân "mất ngủ".

Theo đó, năm 2013, thời gian ngủ trung bình của một người rơi vào tầm 8,8 giờ/ngày nhưng đến năm 2020, con số này giảm xuống chỉ còn 6,69 giờ. Từ thực trạng mất ngủ đến nền công nghiệp ban đêm khiến những khái niệm "làm việc lúc mặt trời mọc, nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn" hay "ngủ một giấc no nê đến tự tỉnh" đã biến mất vĩnh viễn.

Hơn 50% GenZ đi ngủ sau 23h, trở thành thế hệ “cú đêm” nhất, lý do xuất phát từ nguyên nhân không ngờ này - Ảnh 1
Ngày càng nhiều bạn trẻ Trung Quốc thức khuya, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu ngủ trầm trọng.

Cũng theo báo cáo, 19,4% người tham gia thường xuyên bị mất ngủ. Trong số đó, thế hệ Gen Z mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất là 22,2%. Nguyên nhân được đưa ra có thể vì một bộ phận Gen Z lứa đầu vừa chập chững bước vào xã hội nhưng đã lập tức phải nhận đả kích liên tiếp của dịch bệnh, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của họ.

Bên cạnh đó, lo âu cũng là nguyên nhân lớn khi có 19,2% người tham gia khảo sát thừa nhận họ thiếu ngủ vì lo âu. Trong cùng thế hệ Gen Z, càng đổ về lứa 10X thì tỉ lệ trì hoãn giấc ngủ do lo âu càng tăng cao.

Về nguyên nhân gây ra lo âu, 21,6% lo âu vì chính các vấn đề liên quan đến giấc ngủ và họ càng lo âu thì chất lượng giấc ngủ càng đi xuống. Tất cả tạo nên một vòng tuần hoàn ác tính: mất ngủ - lo âu - mất ngủ. Cụ thể hơn, 44,6% người cảm thấy lo âu do giấc ngủ thiếu ổn định, 44,2% cảm thấy lo âu vì khó đi vào giấc ngủ và 34,9% lo âu do mất ngủ hoàn toàn.

Đồng thời, việc không dám ngủ nướng vào những ngày thường và quyết không dậy sớm vào cuối tuần dần trở thành thói quen. Theo đó, mọi người thường dành trung bình 9,4 phút trên giường (sau khi thức dậy) vào các ngày đi làm và trung bình 29,8 phút vào cuối tuần.

Hơn 50% GenZ đi ngủ sau 23h, trở thành thế hệ “cú đêm” nhất, lý do xuất phát từ nguyên nhân không ngờ này - Ảnh 2
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ của 10X ngày nay.

Không chỉ mất ngủ, Gen Z cũng là thế hệ “cú đêm” nhất khi tới 52,3% người được hỏi không bao giờ ngủ trước 23 giờ. Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý là 62,7% trong số họ đã bắt đầu có thói quen mua các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ như mặt nạ mắt, máy massage chân, tinh dầu xông hơi, vòng tay theo dõi giấc ngủ... Có thể thấy càng ngày, các bạn trẻ càng có ý thức hơn về việc giữ gìn sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ để đảm bảo cuộc sống.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Ngày Trứng Thế giới 2024: Tôn vinh giá trị dinh dưỡng và kết nối toàn cầu

Ngày Trứng Thế giới (World Egg Day) là sự kiện quốc tế thường niên được tổ chức vào thứ Sáu thứ hai của tháng 10, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của trứng trong dinh dưỡng và ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 2024, Ngày Trứng Thế giới sẽ diễn ra vào thứ Sáu, 11/10, với chủ đề "Kết nối cộng đồng cùng trứng"

Lợi ích của việc thường xuyên ăn đậu bắp

Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp chà… có nguồn gốc từ Tây Phi. Quả đậu bắp dáng dài, nhiều hạt bên trong và có độ nhớt. Ngày nay, quả đậu bắp được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng lớn mà nó đem lại.