Khổ như mèo ở New Zealand: Phải đi khai báo tạm trú, không ngoan sẽ được một suất “đi tù”

Huệ Anh
Những chú mèo ở làng Omaui (New Zealand) buộc phải triệt sản, gắn chip theo dõi và “khai báo tạm trú” nếu không muốn bị “đi tù”.

Chính phủ New Zealand đã ban hành một số quy định như: nhốt mèo trong nhà vào ban đêm, chủ mèo phải đưa mèo đi triệt sản, gắn chip theo dõi, “khai báo tạm trú” cũng như giới hạn số lượng mèo nuôi trong gia đình. Nếu gia đình nào có mèo chết, chủ nhân cũng không được nhận nuôi con mèo khác. Nếu gia đình nào chống lại, chính phủ buộc phải cho lũ mèo "đi tù”.

Lệnh cấm đang được nhiều cộng đồng ở quốc gia này xem xét để bảo tồn sự đa dạng sinh học và những loài động vật hoang dã.

Tỷ lệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở New Zealand đang cao nhất thế giới. Các chuyên gia môi trường cho rằng, nguyên nhân là do chúng bị đe doạ bởi loài mèo – “những kẻ xâm lược đến định cư ở đây 200 năm trước”. Theo các chuyên gia, khi các loài động vật hoang dã mất đi mà không được thay thế thì sẽ ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của New Zealand.

Mỗi năm, loài mèo đă “chén gọn” 25 triệu con chim bản địa khiến cho các nhà chức trách không khỏi lo ngại. Từ lâu nay, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo về mối nguy hiểm này vì mèo nằm trong 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới.

Theo chuyên gia Marra, 63 loài sinh vật hiện đã tuyệt chủng trên thế giới có liên quan tới sự gia tăng số lượng quá nhanh của loài mèo. Vấn đề càng trở nên trầm trọng ở những khu vực có hệ sinh thái dễ bị ảnh hưởng như New Zealand.

“Nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng tình hình đã vượt ngoài tầm kiểm soát”, ông Marra cảnh báo.

Ông Marra tin rằng những người yêu mèo nên có tư tưởng mới về động vật. Loài mèo nên được nuôi ở trong nhà hoặc ở những môi trường được kiểm soát và không nên để chúng tự do bên ngoài. Theo ông, việc để tình hình này xảy ra là lỗi của con người.

Việc bùng nổ “dân số” loài mèo không chỉ là mối quan tâm của riêng New Zealand. Chỉ tính riêng ở Mỹ, trung bình cứ 3 gia đình thì có 1 nhà nuôi mèo. Chưa tính số mèo hoang, chỉ riêng các gia đình đã nhận nuôi 86 triệu con mèo. Ước tính mỗi năm loài mèo ăn thịt khoảng 4 tỷ con chim và 22 tỷ động vật có vú. Tình này cũng không khả quan hơn ở Anh khi loài mèo đã đe doạ 55 triệu con chim mỗi năm.

Người dân địa phươngOmaui có thể đề xuất ý kiến về lệnh cấm này từ giờ tới hết ngày 23/10/2018.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Khổ như mèo ở New Zealand: Phải đi khai báo tạm trú, không ngoan sẽ được một suất “đi tù” tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Hé lộ thanh kiếm hơn 1.000 năm tuổi dưới lòng sông

Một thanh kiếm cổ khắc họa các biểu tượng tâm linh vừa được phát hiện dưới đáy sông Korte Linschoten, Hà Lan. Đây là hiện vật có tuổi đời hơn 1.000 năm và được bảo quản gần như nguyên vẹn nhờ nằm trong lớp đất sét dày đặc.

Khách mời đám cưới tỷ phú Jeff Bezos ăn bánh gì?

Trong đám cưới xa hoa trị giá gần 50 triệu USD của tỷ phú Jeff Bezos và Lauren Sánchez, diễn ra vào cuối tháng 6 tại Venice (Italy), tiệm bánh ngọt Rosa Salva, một biểu tượng ẩm thực với gần 150 năm lịch sử đã vinh dự được lựa chọn để cung cấp bánh quy làm quà cảm ơn cho khách mời.