Khi nghĩ đến stress, chúng mình thường chỉ nghĩ theo hướng tiêu cực. Những thăng trầm, biến cố hay mất mát,… khiến con người cảm thấy mệt mỏi, vô định thậm chí bi quan về tương lai. Nhưng bạn biết đấy, “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”, chẳng có hành trình nào là dễ dàng cả. Và đôi khi, một ít stress lại có ích cho bạn.
Nhà tâm lý học Megan Gunnar tại Đại học Minnesota đã nghiên cứu cách mà cơ thể chống chọi lại với áp lực, và đặc biệt tập trung nhiều hơn đến ảnh hưởng của stress với trẻ em và thanh thiếu niên.
Một biến động lớn trong cuộc đời sẽ dạy chúng ta rằng thế giới này quả thực không dễ dàng. Nhưng chúng ta có thể vượt qua nó, với sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Chính suy nghĩ này sẽ khiến chúng ta trưởng thành cũng như bền bỉ và dẻo dai hơn.
Sức bền về mặt tinh thần là khả năng phục hồi sau một dư chấn mạnh. Trong một nghiên cứu vào năm 2010, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về cách mà những nỗi đau cũng như stress có tác động đến khả năng chịu đựng của con người.
Cuộc khảo sát đã được tiến hành lên 2,398 người ở Mỹ. Những người tham gia đã trả lời nhiều câu hỏi về sức khỏe tinh thần cũng như hành vi của bản thân, kể ra bất cứ nghịch cảnh nào mà họ đã phải đối mặt nếu có: từ ốm nặng thập tử nhất sinh nhiều mất mát trong đời...
Kết quả cho thấy, những người đã từng phải trải qua một vài điều không vui vẻ có ít dấu hiệu của bệnh tâm lý hơn những người liên tục phải trải qua chúng. Họ cũng thể hiện nhiều mặt tích cực hơn so với những người phải trải qua thời thơ ấu đầy rẫy khó khăn.
Như vậy, stress không hoàn toàn là xấu. Một chút áp lực không những giống như một thứ gia vị giúp cho cuộc sống trở nên hấp dẫn, mà còn giúp chúng ta can trường hơn trước mọi bão tố khó khăn.