Gần đây, như một động thái nhằm đẩy mạnh việc phổ cập Giáo dục STEM, bắt kịp xu thế giáo dục thế giới, Việt Nam đang khuyến khích áp dụng giáo dục STEM vào trong các nhà trường, đặc biệt chú trọng dạy và học lập trình. Đặc biệt, sau Hội thảo Quốc tế “STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số” được tổ chức rất thành công vào ngày 18/11 vừa rồi, dạy và học lập trình được quan tâm hơn bao giờ hết. Rất nhiều chuyên gia, lãnh đạo trong ngành bày tỏ quan điểm cần nhanh chóng và mạnh mẽ, sâu sát triển khai chương trình học lập trình robot cho trẻ mầm non và tiểu học đến mọi tỉnh thành trên cả nước, đi tiên phong cho quá trình phổ cập Giáo dục STEM tại Việt Nam.
Các diễn gia, chuyên gia, nhà giáo dục đầu ngành cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn Egroup tham gia Hội thảo
Vậy tại sao cho rằng Lập trình robot đi tiên phong trong quá trình phổ cập Giáo dục STEM?
Vậy STEM chính xác là gì? – đây là từ viết tắt của các từ Science (khoa học), Techology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Maths (toán học). Thay vì dạy 4 môn học này rời rạc như trong phương pháp giảng dạy truyền thống, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập tích hợp dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Có thể nói, STEM chính là một phương pháp đổi mới mang tính toàn cầu trong giáo dục, mà trong đó công nghệ, tương ứng với T (Technology) trong STEM đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội nảy sinh trong cuộc cách mạng 4.0.
Tại Hội thảo Quốc tế STEM, các chuyên gia giáo dục đặc biệt đề cao vai trò của dạy và học lập trình robot cho trẻ nhỏ. Trẻ không chỉ đơn thuần hiểu được robot hoạt động theo cơ chế gì, mà từ đó còn hình thành “tư duy máy tính”, “tư duy giải quyết vấn đề tối ưu” mà xã hội 4.0 đang yêu cầu ở thế hệ tương lai.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Bá Minh tham quan Khu trải nghiệm chương trình học lập trình E-Robot Coding.
Theo ông Yang Seongwook, chuyên gia cao cấp đến từ SK Telecom, Tập đoàn viễn thông hàng đầu Hàn Quốc: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, vì vậy mọi người, nhất là trẻ em cần học cách sử dụng các thiết bị số, và cách vượt qua các tình huống phức tạp có thể xảy ra trong thời đại công nghệ này. Trẻ em cần được giáo dục về robot ngay từ khi còn nhỏ. Chúng tôi đang hướng đến kỷ nguyên robot trong tương lai, giống như trước đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp, phần lớn mọi người đều phải học toán, thì giờ đây trong kỷ nguyên số, tìm hiểu về lập trình robot là một hình thức giáo dục căn bản nhất.”
Như Tiến sĩ Diana đã đề cập trong Hội thảo: "Quan trọng hơn việc dạy là cách dạy", thấy rõ điều này trong chương trình học lập trình khi học sinh giờ đây là trung tâm còn thầy cô là người đồng hành. Trẻ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động thực hành, rồi sau đó truyền đạt lại kiến thức cho người khác.
Thực tế này khiến thị trường lao động chuyển sang một hướng mới, đặt ra bài toán cho nhiều bậc phụ huynh rằng: “Muốn con mình thành công thời kỳ công nghệ 4.0 thì phải trang bị cho con những kiến thức gì? kỹ năng ra sao? để con có thể làm chủ những công nghệ ấy, điều khiển được robot và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những giá trị không thể thay thế cho xã hội".
Công nghệ - lập trình, cụ thể là lập trình robot, chính là môn học giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy và sáng tạo. Đây là môn học được xem là có yếu tố hội đủ nhất cho việc kết hợp cả 4 môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Được trình diễn tại Hội thảo STEM vừa qua, chương trình học lập trình E-Robot Coding đã mở ra một thế giới lập trình mới lạ, sinh động, kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ chứ không hề khô khan, nhàm chán như chúng ta vẫn từng nghĩ về môn học lập trình. Với học liệu hiện đại gồm: robot thông minh Albert, smartphone/tablet, thẻ lập trình, thẻ Tiếng Anh, bản đồ lập trình,… Bộ chương trình tích hợp nhiều môn học: Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Toán học, Tiếng Anh,… giúp trẻ hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng cùng lúc vào thực tế.
Trong suốt quá trình học tập, trẻ được tự xây dựng và thiết kế dự án lập trình riêng với robot, thử nghiệm ý tưởng mới, được mắc lỗi và được áp dụng nhiều cách sửa lỗi khác nhau nhằm tìm ra giải pháp tiết kiệm nguồn lực nhất. Từ đó, trẻ ý thức rằng việc cần làm là tìm giải pháp tối ưu chứ không phải tìm đáp án đúng tuyệt đối. Cách tư duy này sẽ giúp trẻ phát huy tính tự lập: tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và thái độ kiên trì trước khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.
Một lớp học ứng dụng hiệu quả chương trình E-Robot Coding của STEAMe GARTEN
Như vậy, có thể thấy rằng, chương trình học lập trình E-Robot Coding là một trong số ít chương trình đáp ứng được nhu cầu kiến thức, kỹ năng công nghệ cho trẻ đồng thời đã và đang đi tiên phong trong quá trình đưa STEM phổ rộng, sâu và nhanh chóng tại Việt Nam, góp phần tạo nền tảng kiến thức đa lĩnh vực, năng lực tư duy và phẩm chất thiết yếu cho thế hệ công dân toàn cầu kế cận của đất nước.