Loài thảo mộc sang chảnh nhất thế giới: Hoa là biểu tượng của hoàng tộc, nước hoa đắt hơn vàng

Huệ Anh
Chiết xuất nước hoa tạo ra từ Iris được ví đắt hơn cả vàng bởi nó có giá lên tới... 1,34 tỉ VNĐ/kg tinh chất.

Hoa Iris chính là một trong những cách để định nghĩa cụm từ “sang chảnh”. Bạn biết không, loài thảo mộc này là “kết tinh của sự giàu sang” bởi bông hoa là một biểu tượng của hoàng tộc, còn phần củ lại tạo ra tinh chất nước hoa có giá đắt hơn vàng.

Iris – loài hoa mang biểu tượng của hoàng tộc

Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tên sứ giả của các vị thần. Nàng được miêu tả bằng mọi lời hoa mỹ nhất thế gian bởi vẻ đẹp lấp lánh như ánh cầu vồng. Và nếu có dịp quan sát một bông hoa Iris, bạn sẽ thấy sự sắp xếp các dải màu trên cánh hoa khiến chúng thực sự trở thành chiếc cầu vồng rực rỡ trong thế giới hoa cỏ.

Iris sinh trưởng mạnh trong khu vực khí hậu ôn đới của vùng Địa Trung Hải

Theo ghi chép từ thời Trung đại, hoa Iris đã được trồng phổ biến ở châu Âu từ trước công nguyên. Từ xa xưa, Iris đã được xem như biểu tượng của hoàng tộc bởi dáng vẻ kiêu sa và lộng lẫy. Sắc tím quyền quý đã khiến Iris trở thành loài hoa của giới giàu sang lúc bấy giờ.

Hiện nay, Iris không còn bị “độc quyền” bởi giới thượng lưu mà đã trở thành loài hoa của mọi nhà. Nếu có dịp tới nước Ý, bạn hãy ghé thăm trang trại hoa Pruneti nổi tiếng ở làng San Polo. Mọi sườn đồi của trang trại đều được phủ kín hoa Iris, đặc biệt là vào tháng 5, toàn bộ vùng đất này sẽ biến thành một thảm hoa tím xanh rộng bát ngát.

Tinh chất nước hoa đắt hơn vàng ròng

Đúng vậy, tinh chất nước hoa Iris hiện đang đắt nhất thế giới với giá bán 50.000 euro/kg, tương đương với 1,34 tỉ VNĐ.

Khác với các loại nước hoa khác, chiết xuất nước hoa Iris được lấy từ phần củ nằm trong lòng đất. Để chiết được 1kg tinh chất “vàng ròng”, người ta cần sử dụng tới nửa tấn củ hoa. Mặc dù hoa Iris được trồng rất phổ biến nhưng các trang trại phải chờ đúng 4 năm mới được thu hoạch củ một lần.

Tại trang trại Pruneti, mùa thu hoạch củ sẽ diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9. Củ Iris được rửa sạch, bóc vỏ và phơi khô. Sau đó, củ hoa được nghiền thành bột mịn, trộn với nước và rượu để giữ hương thơm. Trải qua công đoạn chưng cất vô cùng phức tạp, sản phẩm tạo thành sẽ có dạng sáp màu vàng.

Từ phần sáp này, người ta tiếp tục điều chế thành các sản phẩm như nước hoa, kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm,...

Toàn bộ các công đoạn đều được người nông dân làm thủ công nên đòi hỏi một lượng nhân công khá lớn. Thường thì cả gia đình trồng hoa sẽ cùng nhau làm việc trong thời điểm này. Trẻ nhỏ sẽ bóc vỏ còn người lớn thì làm các việc khác nặng hơn.

Hương thơm của sự giàu sang

Lịch sử từng ghi lại việc chưng cất hương thơm từ củ Iris diễn ra từ thế kỷ 13. Tuy nhiên, người ta dùng nó như một dược phẩm để chữa bệnh. Đến thế kỷ 16, Iris đã “đổi đời” khi có một KOL vô cùng đẳng cấp sử dụng, đó là Vương hậu Catherine de Médicis. Từ đó, mùi hương này được gắn mác hoàng gia.

Ngày nay, chỉ cần vài giọt tinh chất củ hoa sẽ tạo ra vô vàn các thương hiệu nước hoa hàng đầu thế giới. Cũng giống như dáng vẻ sang chảnh của mình, mùi hương của Iris cực kỳ mê hoặc, kiêu sa và quyền quý. Bởi vậy, dù có hàng trăm loại nước hoa từ thảo mộc được chào bán thì Iris vẫn giữ được vị trí độc tôn của mình.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Loài thảo mộc sang chảnh nhất thế giới: Hoa là biểu tượng của hoàng tộc, nước hoa đắt hơn vàng tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

Lao Xa - Hoang sơ và thơ mộng

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những vùng đất mới, thì hãy ghé qua bản Lao Xa - một trong những địa điểm đẹp và thơ mộng bậc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang nhé!

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.