Mùa hè rau muống là số 1, nhưng nước luộc đen sì khiến CĐM đứng ngồi không yên

Hồng Ngọc
Nước rau muống sau khi luộc chuyển màu đen sì khiến nhiều người lo ngại trong rau chứa hóa chất độc hại nhưng có người cho rằng do vắt chanh. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?

Những ngày hè nóng nực mà có một bát canh rau muống luộc thì thật tuyệt vời biết bao. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước rau muống cũng có màu trong xanh. Đôi khi chúng ra sẽ bắt gặp những bát canh có màu xanh thẫm, thậm chí là đen sì.

Điều này khiến không ít người lo lắng, đặt ra câu hỏi liệu có phải rau muống bị phun hóa chất nên nước luộc mới chuyển màu như vậy không? Trước nghi vấn này, chị H.N đã chia sẻ trên mạng xã hội: "Hôm qua mình mua mớ rau muống về luộc, chả hiểu sao luộc xong nước đen sì. Hãi quá chả dám ăn, đành bỏ đi hết".

Nước rau muống luộc có màu đen sì: Dân mạng lo lắng, chuyên gia lý giải nguyên nhân - Ảnh 1
Nước rau muống luộc chuyển màu đen sì khiến nhiều người thấy lo lắng.

Ngược lại chị M. bày tỏ quan điểm của mình, rằng hình như do vắt chanh nên nước đục mà chuyển màu hơn. Còn màu đậm chắc do rau muống già nhưng quan điểm vẫn nghiêng về việc do vắt chanh nên mới chuyển màu như vậy.

Xoay quanh câu chuyện vẫn có nhiều ý kiến trái chiều. Có người còn cho rằng dù là rau nhà trồng, đảm bảo sạch nhưng nước vẫn có màu xanh thẫm sau khi luộc. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?

Nước rau muống luộc có màu đen sì: Dân mạng lo lắng, chuyên gia lý giải nguyên nhân - Ảnh 2
Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra xoay quanh việc nước rau muống chuyển màu.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) trên Vietnamnet, hiện tượng này là do trong nước có chứa nhiều chất kiềm, hàm lượng canxi cao hoặc vôi cao. Từ đó dẫn đến việc nước rau muống chuyển sang màu xanh đậm.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh tình trạng này không làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, vị chuyên gia đưa ra khuyến cáo khi thấy nước rau muống luộc chuyển màu đục cần cẩn trọng. Bởi nó có thể phản ánh tình trạng rau nhiễm chì.

Nước rau muống luộc có màu đen sì: Dân mạng lo lắng, chuyên gia lý giải nguyên nhân - Ảnh 4
Nước rau muống luộc chuyển màu đục cần thận trọng vì có thể rau nhiễm chì.

Không giống với hiện tượng trên, rau nhiễm chì ngoài khiến nước luộc đen sì mà còn có hiện tượng đục ngầu, ăn vào có thể bị ngộ độc. Nếu thấy có mùi hắc nhưng nước không thay đổi màu, nhiều khả năng chứa chất độc cần bỏ đi ngay.

Đối với hiện tượng nước nước chuyển màu xanh sau khi vắt chanh là do trong chanh có axit citric. Khi vắt vào nước khiến nồng độ axit thay đổi tạo ra phản ứng là nước chuyển màu. Tùy vào lượng chanh nhiều hay ít mà nước có thể chuyển sang xanh vàng hoặc mang sắc đỏ. Còn nếu vắt chanh mà nước không đổi màu hoặc chỉ thay đổi nhẹ cũng nên cảnh giác. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy dường như rau có hóa chất.

Nước rau muống luộc có màu đen sì: Dân mạng lo lắng, chuyên gia lý giải nguyên nhân - Ảnh 3
Bí quyết để rau muống xanh đều là khi luộc cho một ít muối nhỏ vào.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh còn chia sẻ thêm bí quyết luộc rau xanh đều, đẹp mắt là khi luộc cho một muỗng muối nhỏ thì rau sẽ đẹp mắt, không bị thâm đen.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mùa hè rau muống là số 1, nhưng nước luộc đen sì khiến CĐM đứng ngồi không yên tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản

Chiều 5/2, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản cũng như tại một số khu vực trên thế giới. Bộ Y tế cho biết tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Các loại thảo dược giúp phục hồi sức khỏe sau Tết

Sau dịp Tết, việc ăn uống nhiều dầu mỡ có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe. Một số loại thảo dược như atisô, diệp hạ châu, nhân trần cùng các loại trái cây như đu đủ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

4 nguyên tắc "vàng" giúp bạn phòng viêm phổi mùa lạnh

Thời tiết chuyển lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển ở đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, trẻ nhỏ, viêm phổi thường có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Khi kháng sinh bị vô hiệu hóa

Sự ra đời của thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học. Kháng sinh giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, làm chúng không thể tiếp tục gây bệnh.