Mùa mưa: Kiến ba khoang quay trở lại cùng với bệnh viêm da cực nguy hiểm

Khiết Anh (Tổng hợp)
Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa mưa do độ ẩm cao, chúng thích ánh sáng đèn ban đêm nên hay bay vào nhà, đậu vào quần áo, chăn màn, giường chiếu và khăn mặt.

Kiến ba khoang là loài côn trùng có thân mình thon, dài như hạt thóc (1- 1.2 cm, ngang 2-3 mm) có hai màu đỏ và đen, nhìn qua thì khá giống các loại kiến thông thường. Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng dịch trong cơ thể chúng có chứa pederin, một loại chất gây rộp, phỏng da và viêm da khá nặng.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11. Chúng sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác… Độc tố pederin có trong thân kiến ba khoang mạnh gấp 12- 15 lần nọc rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài ra nên không đủ gây chết người như nọc rắn.

Những tình huống khiến da bị tổn thương do kiến ba khoang:

- Trong khi làm việc, học tập hay ngủ, kiến ba khoang vô tình rơi vào cổ, mặt hay vùng da hở trên thân mình.

- Vô ý đập nát côn trùng làm da tiếp xúc với pederin gây viêm da bóng nước.

- Loại bọ này đậu vào quần áo, khăn mặt nên trong lúc không để ý, ta vô tình sử dụng và để da bị tiếp xúc với chúng.

Biểu hiện khi da bị nhiễm độc pederin

Ban đầu, da sẽ mẩn đỏ nhẹ và có cảm giác ngứa rát. Sau khoảng 6 đến 12 giờ, vùng da đỏ ửng lên thành vệt, xuất hiện nhiều mụn nước, mụn mủ. Người bệnh sẽ thấy đau rát khó chịu và nổi hạch.

Nếu vùng da tổn thương ở gần mắt không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực.

Phần da ửng đỏ và phồng rộp do nhiễm độc từ kiến ba khoang

Biện pháp xử lý khi tiếp xúc với kiến ba khoang

Nếu nhìn thấy loại côn trùng này, nhất định bạn không được dùng tay không để bắt, giết. Hãy bắt kiến ba khoang ra khỏi vùng da trên cơ thể bằng cách thổi hoặc đặt một mẩu giấy gần đó cho kiến bò lên.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang thì phải nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc với nước hoặc nước muối sinh lý. Tránh việc động chạm lên các vùng da khác khiến chất độc lan rộng.

Chú ý theo dõi các biểu hiện tiếp theo để đến gặp bác sĩ da liễu khi cần thiết.

Cách phòng tránh kiến ba khoang

Vì kiến ba khoang rất ưa ánh đèn buổi tối nên bạn cần hạn chế mở cửa, đóng chặt các cửa sổ trong nhà, vệ sinh thường xuyên lỗ thông khí. Đặc biệt lưu ý với những nhà nào gần ruộng vườn, có cây cối rậm rạp bao quanh.

Hãy mắc màn cẩn thận trước khi đi ngủ, nếu thấy có con gì bay vào trong lúc ngủ cần bật đèn lên kiểm tra, không tự ý đập, chà xát khi không biết chính xác đó là loại côn trùng gì.

Ngoài ra, bạn có thể bật đèn ban công, hành lang để hút kiến ba khoang ra ngoài nhà. Kiểm tra cẩn thận mũ nón, khẩu trang, quần áo, khăn mặt trước khi sử dụng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mùa mưa: Kiến ba khoang quay trở lại cùng với bệnh viêm da cực nguy hiểm tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

Top 5 loại củ tốt cho mắt

Cà rốt, khoai lang, củ cải chứa beta-carotene, lutein, vitamin C, A, kali có thể ngăn ngừa gốc tự do gây tổn thương và lão hóa tế bào mắt, cải thiện thị lực.

Bí kíp giúp bạn học hiệu quả

Đã đến thời điểm chúng mình phải tăng tốc tập trung học tất cả các môn để chuẩn bị cho mùa thi học kỳ 2 đạt hiệu quả cao nhất. Vậy, bạn đã có những “chiêu” để học “vào đầu ào ào” mà không hề bị áp lực? Hãy áp dụng vài bí Biết cách sắp xếp khoa học kíp dưới đây xem sao nhé!

Vì sao gọi gấc là "loại quả đến từ thiên đường"

Quả gấc là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của người Việt bởi tính chất thơm, ngon. Mặt khác, đây cũng là loại "quả vàng" mà nước ta đang sở hữu với những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ vì những hàm lượng cao chất dinh dưỡng và hoạt chất phòng bệnh.