Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt

Thạch Lam
Từ xa xưa, trong cách đặt tên cổ của người Việt luôn xuất hiện "nam Văn nữ Thị" và được truyền lại cho đến tận ngày nay. Vậy tại sao người ta lại dùng từ "Văn" và "Thị" trong tên đệm mà không phải từ khác?

Có bao giờ bạn tò mò về quy tắc đặt tên của người Việt khi mà tên gọi của chúng ta luôn đi kèm với "nam Văn nữ Thị" chưa? Nếu có, hãy cùng đi khám phá ý nghĩa của chúng nhé!

Chữ "Văn" trong tên của con trai

Theo lý giải của một số người, tên đệm này bắt nguồn từ quan niệm thời phong kiến đối với con trai. Vào thời đó, chỉ có con trai mới được đi học và đi thi, được trở thành người "có chữ nghĩa". Do đó, quan niệm này đã trở thành một trong số những điểm đặc trưng để phân biệt hai giới với nhau.

Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt - Ảnh 3
Thời phong kiến chỉ có con trai mới được đi học và đi thi.

Trong tên đệm có chữ "Văn" nhằm nhấn mạnh rằng các bạn nam thường là những người có đi học, là học trò. Chính vì ý nghĩa hay ho này mà có lẽ lâu dần ai cũng muốn chứng tỏ bản thân có chữ nghĩa, học thức. Nên các bậc phụ huynh khi sinh con trai thường đặt chữ "Văn" làm tên đệm để thể hiện ước mơ mong muốn con cái được công thành, danh toại, sự nghiệp học hành suôn sẻ.

Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt - Ảnh 4
Chữ "Văn" trong tên đệm nhằm nhấn mạnh rằng các bạn nam thường là những người có đi học, là học trò.

Và thói quen đặt tên này dần dần được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ. Kết quả tạo thành một công thức đặt tên phổ biến cho con trai Việt như sau: họ + Văn + tên.

Ý nghĩa chữ "Thị" trong tên của con gái

Xét về mặt từ gốc, học giả An Chi (tác giả nhiều cuốn sách hay về từ ngữ tiếng Việt) lý giải rằng "Thị" là một từ Việt gốc Hán để chỉ con gái. Vì vậy, từ này có lẽ xuất hiện trong tên đệm của các bạn nữ từ sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong hai cuốn từ điển Học Sinh Từ Nguyên và Học Sinh Từ Hải nổi tiếng của Trung Quốc, nghĩa của từ này được ghi là "phụ nhân xưng thị" (phụ nữ gọi thị). Bên cạnh đó, "Thị" còn là một từ mà các bà các mẹ thời xưa dùng để tự xưng.

Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt - Ảnh 2
Hồi xưa, chữ "Thị" thường được dùng để chỉ những người phụ nữ có gia đình.

Ngoài ra, từ "Thị" còn có sự chuyển nghĩa theo thời gian. Trong tiếng Hán, từ này thường chỉ được đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô. Ví dụ, một người phụ nữ được gọi là Triệu Vương Thị, có nghĩa là người đó có họ cha là Vương còn họ chồng là Triệu.

Tuy nhiên, người Việt xưa không làm theo cách trên của người Trung Hoa mà lại có đôi chút khác biệt. Nữ giới trong các gia đình Việt Nam vẫn giữ họ cha và thêm chữ "Thị" liền sau rồi mới đến tên riêng. Cấu trúc đặt tên khi đó là "Họ + Thị + Tên".

Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt - Ảnh 1
Cách đặt tên cho nữ giới của người Việt đã được biến tấu khác so với Trung Hoa.

Qua thời gian, người ta bắt đầu nhầm tưởng rằng đây là một tên đệm và dùng để đặt cho cả những bé gái mới chào đời. Họ không biết rằng chữ "Thị" vốn chỉ dành để gọi người con gái đã trưởng thành và ban đầu không hề được dùng đặt cho tên họ.

Ngày nay công thức đặt tên "nam Văn nữ Thị" dường như đã được thay đổi ít nhiều. Phần lớn mọi người sử dụng những tên đệm khác, có ý nghĩa đẹp hơn để hợp với tên chính thức. Vẫn còn có rất nhiều từ ngữ khác trong tiếng Việt ngày nay mang một ý nghĩa ban đầu hết sức thú vị. Tìm hiểu về những từ ngữ này cũng là một cách để chúng ta hiểu hơn về lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nam Văn nữ Thị - Giải mã quy tắc đặt tên của người Việt tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên

Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng ấy có những đóng góp thầm lặng, to lớn của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).

Những sứ giả của Nha Trang

Những sứ giả ấy là các thí sinh tham gia cuộc thi “Người dẫn chương trình về Nha Trang hay nhất năm 2024” do Đài PH-TH Khánh Hòa tổ chức nhằm chào mừng Kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển TP. Nha Trang (1924 - 2024), 15 năm Nha Trang trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (2009 - 2024).