Ngôi trường kỷ luật nhất nước Anh

Vũ Hồng Loan
Trường trung học cơ sở Michaela ở phía bắc London (Anh) được đánh giá là ngôi trường kỷ luật sắt bởi sự quản lý của nữ hiệu trưởng Katharine Birbalsingh, giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh.

Trường trung học cơ sở Michaela ở phía bắc London (Anh) nổi danh nhờ tập trung rèn luyện kỷ luật sắt. Nữ hiệu trưởng Katharine Birbalsingh từng được tờ Sunday Times mô tả là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh", do đó trường Michaela là môi trường học tập đặc biệt.

Hiệu trưởng Katharine Birbalsingh được cho là "giáo viên nghiêm khắc nhất nước Anh". 

Tại trường, khi một nhóm học sinh lớp 7 sắp kết thúc giờ giải lao và chuyển sang tiết khác. Các bạn ấy sẽ xếp hàng trong trật tự dưới sự quan sát của giáo viên. Đột nhiên, giáo viên sẽ dừng cả lớp lại để yêu cầu một học sinh nhặt quả nho rơi trên sàn nhà. Đó là điều khác biệt đầu tiên của trường Michaela dù mới thành lập được 3 năm nhưng đã có rất nhiều cuộc thăm viếng từ giáo viên trường khác mong muốn được học hỏi về tính kỷ luật.

"Điều quan trọng là thay đổi thói quen và liên tục nhắc nhở học sinh. Chúng tôi khiến các bạn nhỏ cảm thấy ý nghĩa trong mỗi hành động của mình", cô Birbalsingh nói. 

Cả hành lang lúc học sinh xếp hàng vào lớp vô cùng yên tĩnh. Các bạn di chuyển nhanh chóng từ phòng này sang phòng khác trong im lặng. Không có bất cứ sai phạm nào có thể xảy ra. Lý do cho nguyên tắc này được cô Birbalsingh chỉ ra, hành lang ở trường học là nơi chứng kiến nhiều hành vi xấu như xô đẩy, đánh nhau. Bằng cách di chuyển theo đường thẳng, học sinh sẽ giữ được sự bình tĩnh và tập trung cho bài học tiếp theo. 

Học sinh di chuyển trong im lặng và theo hàng lối. 

Hầu hết nhân viên ở trường Michaela là người trẻ, thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội Twitter và blog giáo dục. Cô Birbalsingh vừa xuất bản một cuốn sách về trường mang tên "Khúc ca về cuộc chiến của những giáo viên nghiêm khắc". Triết gia Roger Scruton cho rằng trường Michaela là hình mẫu giáo dục đáng để noi theo.

Theo Joe Kirby, nhân viên của trường, mọi hình phạt sẽ được áp dụng cho việc đi muộn dù chỉ một phút, không hoàn thành bài tập về nhà, làm bài ẩu, không mang bút hoặc thước kẻ, tỏ thái độ thiếu tôn trọng với giáo viên. 

Phạt học sinh vì không có bút nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng trường Michaela cung cấp bút cho học sinh ngay từ đầu năm học, trong trường có cửa hàng bán bút giảm giá và phụ huynh liên tục được nhắc nhở về thiết bị học tập mà học sinh cần mang theo mỗi ngày. 

Khác biệt lớn trong phương pháp giảng dạy cũng được cô hiệu trưởng đề cập đến. Trong khi đa số trường học Anh cho rằng giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, trường Michaela nhận định giáo viên biết nhiều hơn trẻ em và do đó họ là người giảng dạy, trực tiếp truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, trường không chỉ tập trung dạy kiến thức sách vở mà còn dạy về sự tử tế và lòng biết ơn. Đó là một trong những yêu cầu quan trọng dành cho học sinh trường Michaela.

Nói về nghề giáo, hiệu trưởng Birbalsingh cho rằng đó là nghề quan trọng nhất trong một quốc gia. "Khi lớn lên, học sinh của chúng tôi là những người khác biệt vì các bạn ấy đã được dạy về tình nghĩa khi ở đây. Mọi trẻ em sẽ có cách ứng xử cũng như lối sống khác nhau và nó tùy thuộc vào phương pháp giáo dục ở trường lớp", cô hiệu trưởng chia sẻ thêm.

Loan Vũ

(Tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Ngôi trường kỷ luật nhất nước Anh tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Sức mạnh của đoàn kết

Báo TNTP&NĐ xin trân trọng giới thiệu bài viết: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT" của bác Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.