Như bao nữ sinh khác, sau khi hoàn thành chương trình cấp 3, Tiểu Dương thi tuyển Đại học và nhận giấy báo trúng tuyển. Những ngày đầu bước chân vào môi trường mới, cô gái 18 tuổi muốn tích luỹ thêm kinh nghiệm phục vụ công việc sau này nên mạnh dạn nộp hồ sơ vào một công ty truyền thông.
Vài ngày sau, Tiểu Dương hí hửng nhận mail mời đi phỏng vấn. Cô chuẩn bị kỹ càng từ kiến thức chuyên môn tới ngoại hình chỉnh chu, sẵn sàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tại buổi phỏng vấn, Tiểu Duơng được sắp xếp ngồi cùng một ứng viên khác.
Cả hai được yêu cầu điền một số thông tin cơ bản vào một bộ hồ sơ rồi mới tới phần phỏng vấn. Sau một hồi xem xét hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng đặt ra 1 câu hỏi lạ nằm ngoài chuyên môn: Nếu số 8 chia đôi ra thì còn lại bao nhiêu?
Nghe xong câu hỏi, Tiểu Dương và đối thủ nhìn nhau bối rối vì không nghĩ rằng câu hỏi phỏng vấn lại dễ đến thế. Sau một hồi suy nghĩ, ưng viên đối thủ của Tiểu Dương được yêu cầu đưa ra câu trả lời trước. Người này cho biết đáp án là 4, vì lẽ đương nhiên, 8 chia cho 2 là phải bằng 4. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng lắc đầu, tỏ ý không đồng tình với đáp án này.
Thấy đối thủ bị loại chóng vánh, Tiểu Dương nhận ra ngay đây là câu đố mẹo, không thể thực hiện phép toán như thông thường được. Cô mạnh dạn cho rằng đáp án phải là số 0 và giải thích rằng: "Tôi không chia số 8 như một phép toán thông thường mà cắt đôi nó ra, vì số 8 được tạo từ hai vòng tròn nên nếu bỏ một vòng tròn thì còn lại một vòng tròn nữa, và nó là số 0."
Đáp án này rõ ràng khiến nhà tuyển dụng hài lòng, ngay sau đó, Tiểu Dương đã nhận được mail thông báo cô trúng tuyển và có thể làm việc tại công ty. Tiểu Dương chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy cô là một người có tố chất sáng tạo và tư duy khác biệt – yếu tố mà họ cần ở một ứng viên.