Nhà tuyển dụng hỏi: "Tôi có 5 chiếc bút, cho bạn mượn 2 thì tôi có mấy cái?" Đáp án không phải là 3

Minh Hồng
Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi không giống ai này để kiểm tra sự tinh ý và tư duy nhanh nhạy của ứng viên.

Năm nay, Tiểu Vũ vừa tốt nghiệp Đại học. Cũng như bao sinh viên mới ra trường, cô gái hào hứng nộp hồ sơ ứng tuyển với hi vọng sẽ tìm được việc làm ở công ty yêu thích. Rất nhanh sau đó, Tiểu Vũ nhận được thư mời phỏng vấn từ công ty cô hằng mong ước. Cô gái trẻ vô cùng phấn khích, chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Ban đầu, có tới hàng chục ứng viên cùng ứng tuyển vị trí nhưng sau 2 vòng kiểm tra ban đầu, số lượng đã giảm đi khá nhiều, cuối cùng chỉ còn lại 3 người trong đó có cô gái của chúng ta. Tới vòng phỏng vấn quyết định, thay vì những câu hỏi chuyên môn như trước đó, nhà tuyển dụng bất ngờ chỉ vào cây bút trên bàn và hỏi: "Tôi có 5 cái bút, tôi cho bạn mượn 2 cái bút, vậy tôi có mấy cái?".

Nhà tuyển dụng hỏi:

Ứng viên đầu tiên trạc tuổi Tiểu Vũ, cũng vừa tốt nghiệp Đại học. Người này tỏ ra bất ngờ vì không nghĩ câu hỏi phỏng vấn lại đơn giản vậy và nhanh nhảu trả lời: "Đương nhiên là còn lại 3, 5 trừ 2 bằng 3 đúng không?". Người phỏng vấn chỉ gật đầu sau khi nghe câu trả lời và để cô gái ngồi xuống mà không nói gì cả.

Người đàn ông tự giới thiệu là đã có kinh nghiệm phỏng vấn phong phú. Anh trả lời một cách từ tốn, lịch sự: "Chào anh, câu trả lời của tôi cũng là 3. Sau khi tôi mượn của bạn 2 cái bút, bạn sẽ còn lại 3 cái. Cảm ơn anh vì đã cho tôi mượn bút, dù chỉ là trong trường hợp giả định". Người phỏng vấn một lần nữa cũng chỉ gật đầu và không nói gì.

Người cuối cùng trả lời là Tiểu Vũ. Vì có chút căng thẳng, cô chậm rãi đứng dậy, nhìn người phỏng vấn và nói: "Tôi nghĩ anh vẫn có 5 chiếc bút. Anh cho tôi mượn bút chứ không phải cho hay tặng tôi nên 2 chiếc bút đó không thuộc về tôi. Sau khi dùng xong, tôi chắc chắn sẽ trả bút lại cho anh. Ngay cả khi đối với anh, chiếc bút không quá đáng giá hay quan trọng, nhưng tôi vẫn phải trả lại đồ mình đã mượn, đó là phép lịch sự căn bản".

Nhà tuyển dụng hỏi:

Lúc này, nhà tuyển dụng mới có phản ứng, anh đứng dậy và dành lời khen ngợi: "Đúng vậy, cách nghĩ của cô rất đúng. Tôi không hề đưa ra một câu hỏi tính toán nào ở đây cả. Điều đó chứng tỏ cô có thể nhận định sự việc một cách tinh tế và biết cách ứng xử khéo léo. Đây là những phẩm chất chúng tôi mong muốn nhân viên của mình có được".

Nhờ sự nhanh nhạy, tư duy tốt, Tiểu Vũ được nhận vào làm việc, đánh bại cả ứng viên giàu kinh nghiệm hơn mình.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Halloween "cực chất" - Vui hết nấc

Năm ngoái Tóc Mây còn bận “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi Olympic Toán học nên chẳng có nhiều tâm trạng vui chơi lễ hội. Thế nên, năm nay, Tóc Mây quyết định “xõa” tưng bừng cùng các bạn trong lớp.

Đuối nước ở trẻ em, biến nỗi lo thành hành động

Mới đây, tại Hà Nội, Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu thuộc Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ (CTFK/GHAI) đã tổ chức buổi tập huấn tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em.

Bàn gọn gàng - học dễ dàng

Việc sắp xếp bàn học gọn gàng và hợp lý là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian học tập thoải mái. Nhưng không phải bạn nào cũng biết sắp xếp bàn học đúng cách đâu nhé!

Biết cách bày tỏ “lòng biết ơn”

5 rưỡi chiều, hai chị em tớ vừa đi học về đến đầu ngõ thì bỗng một chiếc xe từ trong lao ra mà không quan sát. Tí bị ngã nhào xuống đất. Bác Lan hàng xóm thấy vậy chạy ra đỡ chị em tớ rồi phủi quần áo cho Tí. Cậu nhóc vừa mệt vừa đói giờ suýt bị tông xe nên tức tối mang khuôn mặt cau có chạy thẳng về nhà, không thèm ngoái lại. Tớ vội vàng cảm ơn bác Lan rồi về.