Những bài học hay về giá trị đồng tiền

Nguyễn Như Quỳnh
Dạy các teen về tiền là điều cần thiết để các bạn ý hiểu được giá trị và cách sử dụng tiền thế nào cho đúng.

Ở độ tuổi thiếu niên, các teen đã bắt đầu nhận thức được về giá trị của tiền bạc. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi các bạn ý lại có những hiểu biết về giá trị và cách sử dụng khác nhau. Do đó, các cô, chú phụ huynh có thể chọn những cách khác nhau để dạy cho các bạn ý về quản lý tiền bạc.

Từ 6-8 tuổi

Ngay sau khi các bạn ý nhận được tiền tiêu vặt của mình, cần một nơi để cất giữ tiền. Hãy đến ngân hàng, lập một tài khoản tiết kiệm và khuyến khích các bạn ý gửi tiền tiết kiệm thường xuyên. Như một cách để phát triển cân bằng, phụ huynh có thể thảo luận với teen nhà mình về các hình thức lãi và cách mà ngân hàng trả tiền cho những người gửi tiết kiệm.

Từ 9-12 tuổi

Dạy các teen so sánh giá khi đi mua sắm đó, cụ thể là xem giá của các sản phẩm, nhìn vào kích thước và giá cả để so sánh. Đừng quên đưa cả yếu tố chất lượng vào tính toán.

Ví dụ như 1 tuần mua loại khăn giấy có thương hiệu, tuần tiếp theo thử với loại có thương hiệu kém nổi tiếng hơn, sau đó cùng thảo luận với các bạn ấy về sự khác nhau giữa hai loại và cùng đưa ra quyết định về thương hiệu nào sẽ đáng tiền hơn.

Từ 13- 15 tuổi

Không phải là quá sớm để dạy teen về thị trường cổ phiếu ở độ tuổi này. Cô, chú phụ huynh có thể giả định đầu tư vào những thương hiệu quen thuộc ở độ tuổi này như Disney hay Mattel. Hãy biến việc này thành một hoạt động gia đình bằng cách mỗi thành viên lựa chọn một cổ phiếu, sau đó cùng theo dõi các bản tin tài chính, thảo luận về giá trị cổ phiếu và những biến động.

Giai đoạn này, nhu cầu sử dụng tiền của các bạn ấy cũng cao hơn, bởi vậy hãy giúp các teen lập ra một quỹ nhỏ, cùng đưa ra những nhu cầu thiết yếu cần sử dụng tiền lên trên. Ngoài ra, cũng có thể lồng ghép bài học vào ngân sách gia đình để cùng thảo luận về những nhu cầu thiết yếu của gia đình để có cách chi tiêu hợp lý.

Có nhiều những trò chơi thú vị về tiền bạc mà các cô, chú phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng, nhất là ở độ tuổi từ 6-8: 

1. Trò chơi cửa hàng

Để có thể dạy các em về cách chi tiêu, cô, chú phụ huynh có thể lập một cửa hàng nhỏ trong chính gia đình của mình. Mỗi tuần hãy trả công cho các bạn ý sau khi làm việc nhà hay có những hành động tốt. Mỗi công việc sẽ có mức giá riêng. Các em có thể đếm lại thành quả của mình vào mỗi cuối tuần và quyết định sẽ chi tiêu gì trong cửa hàng nhỏ đã chuẩn bị sẵn từ trước (như đồ ăn vặt, đồ chơi rẻ tiền hay phiếu giảm giá cho những lần đi chơi). Các bạn ý sẽ tận hưởng những loại trái cây ngon lành hơn vì đó là thành quả lao động của mình.

2. Ăn uống

Khi cả nhà đến cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, hãy cho các bạn ý thấy tiền được sử dụng như thế nào bằng cách đọc giá tiền: hộp sữa này có giá 4.000đ, hay món ăn vặt yêu thích này có giá 5.000đ. Hãy mang các tờ quảng cáo của siêu thị về nhà, chỉ cho các teen hình ảnh những món ăn cùng với giá tiền, sau đó hãy yêu cầu các bạn ý tìm các món đồ và hỏi về giá tiền của chúng trong lần đi siêu thị tiếp theo.

QQsan (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những bài học hay về giá trị đồng tiền tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.