Những điều cần biết về bệnh tự kỷ

Nguyễn Thị Đức
Những người bị tự kỷ không thể tự mình tìm được "lối thoát" hoặc tự hòa nhập được với thế giới xung quanh. Để có thể giúp được họ thì bạn cần phải hiểu đúng đắn về chứng bệnh tự kỷ.

1. Thách thức tâm lý mà người tự kỷ phải đối mặt

Biết được những thách thức tâm lý của họ sẽ giúp chúng ta biết cách để giúp đỡ họ hòa nhập với thế giới bên ngoài. Có thể họ đang gặp khó khăn trong việc lý giải cảm xúc, hoặc dù họ hiểu được tình cảm, cảm xúc nhưng lại không chắc chắn lý do vì sao lại cảm thấy như thế. Bên cạnh sự mơ hồ này, họ cho rằng các vấn đề về giác quan và trạng thái hướng nội là bình thường, vì thế việc hòa nhập xã hội có thể khiến họ mệt mỏi và không muốn thay đổi.

2. Xã hội có định kiến, thách thức người tự kỷ không?

Bạn có thể nhận ra người tự kỷ có xu hướng nói hoặc làm một điều gì đó không phù hợp với bối cảnh xã hội vào một thời điểm nào đó. Chẳng hạn họ nói ra những điều mà hầu hết mọi người đều muốn che giấu, họ đến gần một ai đó quá mức, hoặc họ chen ngang khi xếp hàng... Điều này là bởi vì người tự kỷ cảm thấy khó có thể hiểu được các quy tắc xã hội, cảm thấy xã hội luôn có định kiến về mình, luôn đề phòng mình. Hiểu được những thách thức này bạn sẽ dễ đồng cảm với người bị tự kỷ hơn.

3. Hành vi của người tự kỷ

Họ thường có xu hướng thực hiện nhiều hành vi bất thường. Ví dụ, người tự kỷ thường hay:

- Lặp lại lời nói của người khác. Chứng này được gọi là "echolalia" (chứng lặp lại máy móc lời người khác nói).

- Nói duy nhất một chủ đề suốt một khoảng thời gian dài, mà không nhận ra người khác không còn hứng thú lắng nghe.

- Trò chuyện một cách thành thật, và đôi khi lại quá thẳng thừng.

- Bỗng nói xen vào những câu có vẻ như không liên quan tới cuộc trò chuyện hiện tại, chẳng hạn như chỉ vào một bông hoa đẹp.

- Không phản ứng lại khi bạn gọi tên họ.

4. Thói quen của người tự kỷ

Đối với người tự kỷ, thói quen là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì thế, muốn tạo mối quan hệ tốt hơn với người tự kỷ bằng bạn phải luôn ghi nhớ rằng thói quen rất quan trọng đối với họ; bạn có thể giúp họ bằng cách đảm bảo thói quen trong ngày của họ vẫn được giữ đúng theo quỹ đạo bình thường.

5. Sở thích đặc biệt của họ là gì?

Đối với người bình thường thì sở thích đặc biệt tương tự với niềm đam mê. Nhưng đối với người tự kỷ, thì sở thích đặc biệt còn mãnh liệt hơn cả niềm đam mê. Người tự kỷ có thể thường hứng thú với một số sở thích đặc biệt, và muốn trò chuyện về chúng. Hãy kiểm tra xem hai bạn có sở thích nào trùng với nhau không, và sử dụng những sở thích chung ấy làm công cụ để kết nối với nhau.

6. Khám phá điểm mạnh, khác biệt của họ

Mỗi người tự kỷ có tính cách khác nhau, và vì thế cần phải tìm hiểu họ như là một cá nhân độc lập. Ví dụ:

- Thấy khó khăn trong việc hiểu được giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là điều mà người tự kỷ thường gặp phải, vì thế họ cần bạn giải thích thêm.

- Người tự kỷ thường dùng ngôn ngữ cơ thể hơi khác biệt, bao gồm né tránh nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện và thường xuyên lặp lại các hành động tự xoa dịu bản thân. Bạn nên nhận biết một số biểu hiện mà họ tự cho là "bình thường".

- Các vấn đề về giác quan (người tự kỷ có thể gặp vấn đề khi đối mặt với tiếng ồn, hoặc sẽ khó chịu khi ai đó chạm vào họ mà không báo trước).

7. Tự kỷ không phải là dấu hiệu của thiên tài

Nhiều người thường cho rằng rất nhiều thiên tài, nhà khoa học, người có năng lực siêu nhiên là những người từng trải qua một giai đoạn hoặc quá khứ từng bị tự kỷ. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tự kỷ không có cơ sở để là dấu hiệu của một thiên tài trong tương lai. Suy nghĩ sai lầm này sẽ khiến người bị tự kỷ càng cố gắng khép mình, thu mình lại vì những gánh nặng kỳ vọng của người khác mà thôi.

Trúc Linh

Nguồn: Wiki How

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những điều cần biết về bệnh tự kỷ tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Đi một trại hè, "học một sàng khôn"

Trại hè Học làm chiến sĩ công an - Đi để trưởng thành đã chính thức được Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng khởi động tổ chức. Đây là chương trình mang nhiều ý nghĩa tích cực, bổ ích dành cho các em học sinh từ 8 đến 16 tuổi. 

Xử lý thế nào khi bị ong tấn công?

Ong mật có thể đuổi theo con mồi với tốc độ xấp xỉ 32 km/giờ, vì vậy nếu đủ sức bạn hãy chạy nhanh hơn đàn ong, khi bị đốt cần rút nọc độc dính trên da càng sớm càng tốt.

Mùa hè an toàn - khi bạn online

Mùa hè, bạn sẽ có nhiều “khoảng trống” sau những lúc ngủ nghỉ cùng các kế hoạch vui chơi dài dài. Thế nên sẽ không lạ nếu như bạn được mẹ cho phép “kết bạn” với cái cậu có tên “online”. Đây là kho tàng kiến thức khổng lồ ta có thể truy cập bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Nó có thể giúp bạn “xả xì trét” sau những giờ học căng thẳng. Nhưng, Internet cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. Bởi vậy, hãy để Tóc Mây chỉ cho bạn một số bí kíp” hay ho nè!

Duy trì sức khỏe trong mùa thi

Mùa thi đến rồi, ngoài tập trung ôn luyện kiến thức thì việc duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều rất cần thiết để đạt được kết quả tốt bạn nhé!