Những email "xì tin" - Thứ đầu tiên 2k3 cần bỏ khi vào đại học

Thu Trà
Email cá nhân là một trong những công cụ giao tiếp được sử dụng thường xuyên trong thời gian học đại học và cả sau khi ra trường.

Trong những năm đại học, trước khi được trường cung cấp email có đuôi edu của trường, việc trao đổi thông tin, bài tập giữa các bạn tân sinh viên và giáo viên sẽ được thực hiện thông qua các tài khoản email cá nhân.

Do đó, các tân sinh viên cần lưu ý tạo cho mình một tài khoản email thật chuyên nghiệp ngay từ những năm đầu ngồi ghế đại học. 

Tạo một tài khoản email nghiêm túc

Những email "xì tin" được sử dụng trước đây có thể sẽ tạo ấn tượng xấu với thầy cô và công ty sau này. Hãy đảm bảo tên email của bạn thể hiện rõ tên của mình.

Cách tốt nhất để có một email nghiêm túc là tạo email với tên của bạn và kèm theo một số đặc điểm khác như tên viết tắt của trường đại học (lytuananh.ussh@...), mục đích tạo email (nguyenthaomy.work@...), hoặc năm sinh (lenguyen99@...). Những email như thế này thường dễ nhận dạng và được đánh giá cao hơn.

Những email

Trau chuốt từ tiêu đề đến chữ ký cuối email

Một tài khoản email lịch sự vẫn chưa đủ nếu sinh viên không nắm rõ những nguyên tắc viết email phù hợp trong từng trường hợp. Rất nhiều bạn sinh viên khi nộp bài tập cho giáo viên chỉ chèn file bài tập và nhấn gửi mà không ghi thêm bất cứ chữ nào trong nội dung email. Điều này chắc chắn sẽ không làm hài lòng những giáo viên dễ tính nhất. 

Điều quan trọng nhất khi giáo viên nhìn vào email của bạn chính là tiêu đề mail. Tiêu đề email cũng chính là thứ được nhìn vào đầu tiên kể từ lúc giáo viên nhận được email của bạn. Do đó, hãy sử dụng những tiêu đề email ngắn gọn, rõ ràng để giáo viên nhận biết mục đích gửi mail của bạn là gì. 

Một email thiếu đi lời chào hỏi chắc chắn sẽ khiến giáo viên hoặc bất cứ người nhận email nào cảm thấy không được tôn trọng. Hãy cân nhắc cách sử dụng các danh xưng để không làm phật lòng người nhận email. 

Sau những câu chào hỏi, hãy dành một hoặc hai câu để giới thiệu bản thân. Sau đó, hãy đề cập đến mục đích gửi email và tiếp tục trình bày những nội dung chính một cách ngắn gọn và dễ hiểu. 

Những email

 

Một ví dụ chữ ký cá nhân đơn giản

Khi kết thúc email, đừng quên kèm theo chữ ký cá nhân. Đây là một yếu tố giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với người nhận email. Trong chữ ký cá nhân, hãy ghi lại rõ họ tên đầy đủ của bạn kèm theo ngành, khoa đang theo học. Bạn cũng có thể chèn thêm số điện thoại cá nhân và địa chỉ email để thầy cô sử dụng trong trường hợp cần thiết. 

Những email

Sử dụng giọng văn phù hợp và kiểm tra kỹ nội dung trước khi nhấn gửi

Trong từng trường hợp khác nhau, giọng văn cũng sẽ được sử dụng khác nhau. Khi gửi mail cho giáo viên, giọng văn chắc chắn phải lịch sự, lễ phép.

Khi viết email dù ngắn hay dài, sinh viên cũng nên đọc lại nội dung email một vài lần trước khi nhấn gửi. Những lỗi nhỏ như chính tả, cách câu, thiếu dấu,... chắc chắn sẽ khiến người nhận có những trải nghiệm không tốt trong lúc đọc email.

Do đó, để được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp của mình, các bạn sinh viên hãy dành thời gian xem lại toàn bộ nội dung email từ tiêu đề đến chữ ký trước khi gửi đi email cho bất cứ ai. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những email "xì tin" - Thứ đầu tiên 2k3 cần bỏ khi vào đại học tại chuyên mục Kỹ Năng Sống của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Kỹ Năng Sống khác

Có một ngày gọi là sinh nhật

Sắp đến sinh nhật con rồi. Không chỉ con, mà cả nhà đều mong đợi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn tinh thần chiêu đãi con và các anh chị em họ của con những món ngon các con vẫn thích. Mọi người đang tìm hiểu xem con đang mơ ước được nhận món quà gì?

Dạy kĩ năng sống cho học sinh qua chuyện cổ tích

Các bạn học sinh khối 3 trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) đã được tham gia diễn đàn “Xây dựng kĩ năng sống cho trẻ qua chuyện cổ tích”. Diễn đàn là một trong những hoạt động phát triển năng lực học sinh.

Nhường nhịn bạn gái là ga-lăng

Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi con cứ bực bội với mẹ mãi… Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông, con trai lại phải nhường nhịn đàn bà, con gái?

Bí kíp để không sợ bác sĩ

Hôm qua con bị đau bụng. Thế mà con cứ cố chịu đau không dám kêu, cho đến khi mặt tái nhợt, bố phát hiện ra mới đưa con đi khám. Hóa ra, con sợ bác sĩ. Cả hai anh em con, cứ nhắc đến bác sĩ là sợ rúm cả người lại.