Những người thầy "thắp lửa" nhân văn năm 2017

vuhien
Lòng yêu nghề của các thầy cô trên khắp cả nước một lần nữa khơi dậy giá trị nhân văn của ngành giáo dục 2017.

Năm 2017, 46 thầy giáo của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quê Phong, tỉnh Nghệ An) được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Câu chuyện của 46 thầy giáo còn nhận giải Ấn tượng VTV năm 2017.
Giống như bao thầy cô bám trụ cắm bản, những khó khăn, vất vả của các thầy không thể đo đếm được. Suốt hơn 30 năm qua, điều đặc biệt là chưa từng có một cô giáo nào được phân công công tác lên đây.


Những đoạn đường lầy lội khi trời mưa để đén trường dạy học. Ảnh: NVCC

Cách trung tâm thị trấn chỉ hơn 30km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày, qua những cung đường hiểm trở, cheo leo. Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ô tô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,…
Ngoài chút thực phẩm tươi mang lên vào đầu tuần, các thầy chủ yếu ăn đồ khô, măng rừng, cá suối. Con suối chảy qua trường là nguồn nước duy nhất để các thầy tắm rửa, giặt giũ, vừa nấu cơm vừa làm nước uống.
Khó khăn không thể kể hết, nhưng tình yêu thương dành cho những học trò vùng cao đã giúp các thầy luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu nghề và đam mê cống hiến.

Thầy giáo bộ đội lên thuyền dạy học

Không chỉ chắc tay súng bảo vệ biên cương, ở những bản làng vùng biên, nhưng chiến sỹ biên phòng còn tham gia công tác giúp dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… một trong những ấn tượng của những chiến sĩ biên phòng đó là tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh ở vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Các anh được bà con yêu mến gọi với cái tên thân mật “thầy giáo quân hàm xanh”.
Hàng ngày, khi trẻ em miền xuôi, thành phố xúng xính trong bộ đồng phục với chiếc cặp sách sặc sỡ chứa đủ những thứ sách, vở, đồ dùng học tập. Ở đâu đó, trên những bản làng xa xôi vùng biên cương, những trẻ em người dân tộc thiểu số cái ăn còn chưa đủ mơ ước đi học vẫn còn xa xăm lắm, nhất là trường học cách nhà rất xa đường đèo, núi hiểm trở.
Không đành lòng nhìn trẻ em đến tuổi đi học rồi mà không biết chữ, những chiến sĩ biên phòng vận động các gia đình cho các em tham gia lớp học do cán bộ, chiến sĩ biên phòng mở tại nhà dân, thậm chí ngay tại đồn, chốt biên phòng.
Chia sẻ về những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào, Thiếu tá Phạm Công Khanh – Đồn Biên phòng Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cho biết: “Ở địa bàn, trẻ em vô cùng gian khổ, thiếu từng miếng cơ manh áo đến con chữ.”

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tặng bằng khen cho những thầy giáo quân hàm xanh tiêu biểu.

Có kinh nghiệm 26 năm dạy học xóa mù chữ cho hàng nghìn người dân nơi công tác, Trung tá Mai Văn Sơn - Đồn Biên phòng Hải Vân (TP.Đà Nẵng) cũng đã trải qua nhiều khó khăn để duy trì các lớp học, vận động người dân cho con đi học.


Thầy Cương và các học trò. Ảnh: An ninh thế giới

Không chỉ lặn lội vận động các em tới trường, năm 2009, thầy còn là người đề xuất với Phòng giáo dục đưa các em về ở nội trú tại trường để các em không bo học giữa chừng. Để thuyết phục phụ huynh, thầy còn hứa với họ sẽ nuôi các em với điều kiện bằng hoặc hơn ở nhà.
Cùng với sự đồng lòng của các thầy cô trong trường, thầy Cương đã đưa gần 40 học sinh về ở, tự xin cây gỗ về đục đẽo làm nhà ăn, rồi cùng nhau đóng bàn ghế. Những ngày đầu các em mới về trường, không được nhận khoản trợ cấp nào, nhưng thầy Cương đã động viên các thầy cô cùng nuôi học trò, bằng mọi giá không để học trò trở về làng.
Nói về nghề, thầy Cương tâm sự: “Nghề giáo đã cho tôi niềm vui, cho tôi lẽ sống và các em học sinh là động lực, là cảm hứng cho tôi trong công việc mỗi ngày".

Bức ảnh được học trò chụp lại khi thầy Dậu đang thuyết phục Ksor quay trở lại lớp. Ảnh: NVCC

Câu chuyện của thầy giáo Ninh Văn Dậu (giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, huyện Krong Pa, Gia Lai) được cộng đồng giáo dục quan tâm bắt đầu từ những dòng chia sẻ đầy xúc động của thầy Dậu trên Facebook cá nhân sau khi thuyết phục không thành công một cậu học trò lớp 12 kiên quyết nghỉ học để giúp gia đình làm rẫy.
“Vượt qua con đường rừng gần 20km để vào được cái rẫy nhà em, tận bên trong lòng hồ Ia HDreh. Thầy thấm mệt, bạn Tức cũng thấm mệt... nhưng cũng chưa là gì so với hình ảnh lấm lem trên khuôn mặt đen đúa của em - hình ảnh lấm láp ấy gọi dậy tuổi thơ dữ dội của thầy… Em không nói gì ngoài câu: “Em bỏ học thầy ạ!”…. Có lẽ nào thầy đã thất bại hoàn toàn?” – những dòng đầy trăn trở và tiếc nuối của thầy Dậu.
Thế nhưng, thầy giáo dạy Văn đã không bỏ cuộc. Những cuộc vượt đường rừng 20km để vào tận rẫy nhà cậu học trò Ksor cuối cùng đã có kết quả. Ksor quay trở lại lớp học trong sự vui mừng của thầy Dậu và bạn bè.

Kim Hiền(Tổng hợp) 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những người thầy "thắp lửa" nhân văn năm 2017 tại chuyên mục Gương Mặt của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Gương Mặt khác

Khánh Hà - “cô nàng nam châm" hút giải

Ở trường THCS Nguyễn Trãi (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), “sếp trưởng” Hồ Khánh Hà (lớp 9/8) luôn được thầy cô và các bạn yêu mến. Cô nàng Liên đội trưởng này học cực siêu và sở hữu cho mình một thành tích học tập rất “khủng”.

Nam sinh lớp 6 đạt 920 điểm TOEIC

Nguyễn Nam Long, học sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, đạt điểm TOIEC 920/990 và đặt mục tiêu đạt điểm tuyệt đối sau hai năm nữa.

Rô-bốt hình người siêu nhỏ

Vừa qua, nhóm 4 học sinh gồm: Aaron Ho Yat Fung, Isaac Zachary To, Justin Wang Tou Dương và Ngo Hei Leung (trường Nam sinh Diocesan, Hong Kong) đã chế tạo rô-bốt hình người nhỏ nhất từng ghi nhận trên thế giới.Họ đã phá kỷ lục trước đó do Zain Ahmad Qureshi (người Pakistan) thiết lập vào năm 2022.