Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên

TP
Cách đây 70 năm, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng với người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giành một thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trong chiến thắng ấy có những đóng góp thầm lặng, to lớn của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP).

Từ chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 15/7/1950, thực hiện chỉ đạo của Bác Hồ, tại Núi Hồng (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), Đội thanh niên xung phong công tác Trung ương (tiền thân của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam) được thành lập. Quyết định lịch sử ấy đã tạo ra một môi trường thuận lợi để lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, rèn luyện tinh thần chịu đựng khó khăn, gian khổ, dũng cảm chiến đấu, hy sinh, cống hiến, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Lực lượng TNXP đã góp công lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lực lượng TNXP đã góp công lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đội TNXP công tác đầu tiên gồm 225 cán bộ, chiến sĩ đã không ngừng phát triển và trở thành lực lượng quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Các đội TNXP đảm nhận hàng loạt công việc, từ làm lán trại, kho tàng, đào hầm đến bốc vác, vận chuyển hàng hóa, cáng thương, tải đạn...

Hàng vạn thanh niên trẻ ngày ấy ngày đêm làm nhiệm vụ
đảm bảo lương thực - thực phẩm, đạn dược cho bộ đội đánh giặc.
Hàng vạn thanh niên trẻ ngày ấy ngày đêm làm nhiệm vụ đảm bảo lương thực - thực phẩm, đạn dược cho bộ đội đánh giặc.

Nhưng nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của TNXP là bảo đảm giao thông chiến dịch thông suốt trong mọi tình huống với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng”.

Đoàn cựu
TNXP Trung
ương về thăm
những di tích
tại Điện Biên
Phủ.
Đoàn cựu TNXP Trung ương về thăm những di tích tại Điện Biên Phủ.

Trước sự ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ, trong làn mưa bom bão đạn, cùng những khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên miền Tây Bắc, hàng vạn TNXP phối hợp với công binh mở mới và sửa chữa hàng nghìn kilomet đường. Họ sáng tạo ra bao phương thức độc đáo để xẻ núi, bạt đồi, đào hầm, san lấp hố bom, làm đường cho xe qua, rà phá bom mìn, các vật cản trên đường hành quân, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược, chất nổ và vận tải cứu thương…

...Đến 56 ngày đêm chiến đấu giành thắng lợi

Gần 20.000 thanh niên xung phong của Đoàn TNXP Trung ương tham gia chiến dịch, là lực lượng chủ lực sát cánh với bộ đội, có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, bảo đảm giao thông thông suốt ở tuyến đường dài 500km. Trải qua 56 ngày đêm gian khổ, các lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến, già - trẻ - gái - trai đã vận chuyển khối lượng khổng lồ lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược, vũ khí lên chiến trường Điện Biên Phủ.

Nhờ đóng góp của TNXP ngày ấy tích cực mở đường
mà những chuyến hàng lên Điện Biên được thông suốt.
Nhờ đóng góp của TNXP ngày ấy tích cực mở đường mà những chuyến hàng lên Điện Biên được thông suốt.

Cụ Nguyễn Tiến Năng - nguyên Phó Đội trưởng Đội 34 - nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ: “Có rất nhiều nhiệm vụ giao cho lực lượng TNXP, nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo giao thông. Vấn đề vận chuyển lương thực, thực phẩm, súng ống của ta phải qua chặng đường khá dài, địch đánh phá ác liệt, anh em bằng mọi sức, cố gắng với tinh thần không để giao thông bị cắt đứt”.

Cụ Nguyễn Tiến Năng thăm bảo tàng tại Điện Biên, nơi lưu giữ ký ức về một thời hoa lửa.
Cụ Nguyễn Tiến Năng thăm bảo tàng tại Điện Biên, nơi lưu giữ ký ức về một thời hoa lửa.

Khi chiến dịch diễn ra ác liệt, 8.000 TNXP đã chuyển qua bổ sung cho quân đội, cầm súng anh dũng chiến đấu. Cùng với lực lượng vũ trang, cùng với toàn dân, lực lượng thanh niên xung phong đã góp công sức đáng kể, làm nên chiến công lịch sử, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống hơn 16.000 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ chấp nhận đầu hàng, rút quân về nước.

Ngay sau thời khắc lịch sử 7/5/1954, ngày 8/5, Bác Hồ đã gửi thư khen: “Cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang”. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: “Trong chiến dịch, nếu không có thanh niên xung phong thì bộ đội cũng gặp nhiều khó khăn. TNXP thực sự đem tinh thần xung phong của thanh niên trên chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc...”.

Cùng xây dựng quê hương Điện Biên

Gặp lại những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong năm xưa từ mọi miền Tổ quốc đến với mảnh đất Tây Bắc, nay họ đã thành những cụ ông, cụ bà tuổi gần đất xa trời. Thế nhưng nhắc tới thuở “hai bàn tay ta làm nên tất cả”, ánh mắt ai cũng sáng lên, ngỡ như đang trở về thời mười tám đôi mươi và nồng nàn lý tưởng tuổi trẻ.

Sau thắng lợi,
cụ Phan Thị Bẩy
tình nguyện ở
lại xây dựng
Điện Biên.
Sau thắng lợi, cụ Phan Thị Bẩy tình nguyện ở lại xây dựng Điện Biên.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, "cô thanh niên xung phong" Phan Thị Bẩy tình nguyện ở lại mảnh đất này, tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế tại Điện Biên (thuộc tỉnh Lai Châu lúc bấy giờ). “Chúng tôi quyết tâm theo Đảng đến cùng, làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế Tây Bắc để bảo vệ biên cương, tức là Điện Biên Phủ. Thấm thoát đã mấy mươi năm rồi… Khi ấy lên đây, đường đi lối lại chưa có, chúng tôi phát hoang, mở lối phải vài người bị thương do thép gai, mất tay vì mìn cóc. Tôi là người tiếp tế lương thực, thực phẩm, kiếm rau rừng để cho thanh niên ăn để làm” - cụ Phan Thị Bẩy bồi hồi nhớ lại.

Cụ Bẩy là tấm gương sáng để con cháu noi theo.
Cụ Phan Thị Bẩy là tấm gương sáng để con cháu noi theo.
Đoàn cựu TNXP Trung ương gặp mặt Chào mừng
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đoàn cựu TNXP Trung ương tổ chức Gặp mặt Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Năm nay cụ Phan Thị Bẩy đã 95 tuổi, sống tại bản Mển, xã Thanh Lương, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Luôn mang trong mình tinh thần TNXP, cụ Bẩy luôn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Cụ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Chiến tranh đã lùi xa, kể từ ngày chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, nhưng mỗi lần trở lại mảnh đất mang dấu ấn lịch sử này, các cựu TNXP đều không giấu được niềm tự hào xen lẫn xúc động và thành kính thắp nén hương thơm tưởng nhớ tới những người đồng đội đã nằm xuống tại mảnh đất thiêng Điện Biên…

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những thanh niên xung phong ở "chảo lửa" Điện Biên tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Họa sĩ lợn tài ba

Lợn mà cũng có buổi triển lãm tranh cá nhân, bạn có tin không? Hihi, trong lúc bạn còn đang ...

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Vận động cùng âm nhạc – Tươi khỏe mỗi ngày

Chiều 22/11, tại trường TH - THCS và THPT Albert Einstein (Hà Tĩnh), Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ) phối hợp cùng Công ty sữa Vinamilk tổ chức chương trình “Vận động cùng âm nhạc – Tươi khỏe mỗi ngày”.

Báo Đội ở trường quốc tế

Trong tinh thần lan tỏa văn hóa đọc qua tình yêu đối với những trang văn và những trang báo Đội, Nhà thơ Bảo Ngọc đã có buổi giao lưu với các bạn học sinh Trường Quốc Tế Reigate Grammar Việt Nam vô cùng thú vị và tràn đầy cảm hứng.

Phú Thọ: 5 học sinh đuối nước khi đi bơi sông

Theo thông tin ban đầu, 10 học học sinh đã rủ nhau đến khu vực bãi bồi sông Thao, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông để chơi và sau đó có 6 bạn xuống tắm sông, 1 bạn bơi được vào bờ, còn 5 bạn mất tích.

Cộng đồng nhà lãnh đạo Montessori: Sứ mệnh “phụng sự trẻ thơ”

Sáng 18/11, tại trường quay S7, Tòa soạn Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), sự kiện Ra mắt “MONLEADERS - Cộng đồng Nhà lãnh đạo Montessori Việt Nam” đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của rất nhiều thầy cô giáo và cả cộng đồng những người yêu Montessori.

Chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục

Với mong muốn đưa đến cho các em học sinh những giờ học thiết thực, những phương pháp học tập hiệu quả, hiện đại; thời gian qua cô và trò trường tiểu học Cương Gián 2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực và hướng tới đưa công nghệ số đến gần với việc quản lý cũng như dạy học được nâng cao chất lượng.