Những thủy quái phát sáng đáng sợ nhất đại dương

Những thủy quái có khả năng phát ra ánh sáng dưới đại dương sâu thẳm như lời cảnh báo với kẻ địch hoặc cũng có thể là cách để chúng dụ bạn khác giới.


Cá rắn Viper ở Thái Bình Dương, mồm rộng, răng sắc nhọn là một loài săn mồi cực kỳ nguy hiểm. Loài cá này có thể phát ánh sáng trên vây lưng và dọc thân bên vừa giúp làm lóa mờ tầm nhìn của những kẻ thù ẩn nấp bên dưới, lại vừa có thể thu hút con mồi hoặc cuốn hút đồng loại khác giới.

Cá Cardinal Fish (họ cá Sơn) có khả năng phát quang ở vây và lưng. Khả năng này của Cardinal Fish có được do chúng ăn các con giáp xác Ostracods có thể phát quang sinh học. Khi thấy nguy hiểm, Cardinal Fish có thể phun một số Ostracods được ngậm trong miệng ra ngoài, tạo ra các đốm sáng giống như tung hỏa mù để đánh lạc hướng kẻ địch.

Cá rồng răng nhỏ Pachystomias microdon sống ở độ sâu 200-1000 mét, có thể phát ra chùm sáng màu đó do ăn các con mồi màu đỏ, chủ yếu là tôm.

Loài cá Porichthys notatus có cơ quan phát sáng ở da với 700 điểm cho phép nó tỏa ra màu xanh.

Cá rồng đen Idiacanthus atlanticus còn được gọi là rắn biển sống ở dưới mực nước 2.000 mét, có khả năng phát sáng thể thu hút bạn tình giao phối và dụ các con mồi.

Cá Batofil thuộc họ hàng với cá rồng đen với thân hình đáng sợ.

Cá quỷ Anglefish có thể phát sáng ở phần miệng dụ con mồi vào và nuốt gọn.

(theo Doanh Nghiệp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những thủy quái phát sáng đáng sợ nhất đại dương tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.