Nỗi khổ trường không có nhà vệ sinh

Dương Minh Hân
Nhiều trường học ở tỉnh Kon Tum không có nhà vệ sinh, nơi có thì tạm bợ hoặc đã xuống cấp trầm trọng.

Dù có một điểm trường chính và 10 điểm lẻ, nhưng Trường tiểu học Ngọc Linh (xã Ngọc Linh, H.Đăk Glei, Kon Tum) suốt nhiều năm qua không có nhà vệ sinh. Muốn đi vệ sinh, cả giáo viên và học sinh (HS) đều phải… ra rẫy, ra rừng.

Cô Nguyễn Thị Thêu, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay tại điểm trường chính có hơn 100 HS và vài chục giáo viên. Khi xây trường cho HS khuyết tật, trường có xây dựng một nhà vệ sinh nhưng đã bị hỏng, phải đóng cửa cách đây 2 năm. Bí quá, nhà trường huy động phụ huynh đào hố, lót ván và che bạt tạm bợ để làm nhà vệ sinh. Bây giờ, ván thì mục, hố thì sụt nên không ai dám lên đó nữa. Thế là HS đang học giữa chừng đau bụng, xin giáo viên rồi chạy thẳng ra rẫy hoặc bụi lùm xung quanh trường.

Không phải trường học nào ở Kon Tum cũng có nhà vệ sinh dù là tạm bợ như thế này

Tại điểm trường Tu Kú cách cơ sở trường chính chừng 2 km, chúng tôi cũng chứng kiến 80 HS từ lớp 1 đến lớp 4 không có nhà vệ sinh. Cô Trần Thị Thu Hồng, giáo viên lớp 4, cho biết năm nào phụ huynh cũng đào một nhà vệ sinh tạm bợ nhưng chỉ sử dụng được thời gian ngắn là hỏng do đất sụt, ván mục. "Có em đang học, nhưng mắc quá xin cô cho về nhà, sau đó ra học lại. Còn HS ở xa nhà thì chạy ra rừng xung quanh trường. Sợ nhất là gặp phải rắn rít", cô Hồng kể.

Các thầy cô giáo ở đây cho biết mỗi lần HS xin đi vệ sinh mất 20 - 30 phút, khi quay lại thì hết tiết học, thầy cô lại mất thời gian giảng bài lại. Ngay cả giáo viên cũng thế, nhiều khi phải nhờ đồng nghiệp coi lớp rồi ra nhà dân xin đi nhờ nhà vệ sinh.

Trường tiểu học Đăk Xú (xã Đăk Xú, H.Ngọc Hồi) có đến 750 HS nhưng chỉ có một khu vệ sinh 3 phòng cho cả nam và nữ dùng chung. Theo thầy Nguyễn Đức Dương, Hiệu trưởng nhà trường, nhà vệ sinh này xây từ 1996 - 1997, rất chật chội, nay lại xuống cấp, xi măng bong lở từng mảng, đọng nước gây hôi thối. "Năm 2014, nhà trường xây bức tường chắn bớt mùi hôi bay vào phòng học. Nay thì phải thuê người dọn thường xuyên", ông Dương bộc bạch. Hỏi vì sao để lâu không làm lại, ông Dương cho hay là do nguồn xã hội hóa của nhà trường quá ít, không đủ để xây dựng một khu vệ sinh mới.

Theo chân cán bộ Phòng GD-ĐT H.Ngọc Hồi, chúng tôi đến Trường mầm non Họa Mi ở xã Sa Loong. Tại đây, có một trường chính và 4 cơ sở trường lẻ nhưng chỉ trường chính là có nhà vệ sinh. Ở điểm trường thôn Cao Sơn, có 62 HS, có nhà vệ sinh làm bằng bê tông nhưng lỗ tiêu nhỏ, không có nắp đậy và không có cửa nên phải che bằng 2 tấm bạt. “Khổ nhất là không có nước. Mỗi lần vệ sinh cho các cháu, phải xách từng xô nước để rửa tay”, cô Phan Thị Xuân Thảo cho biết.

Theo Sở GD-ĐT Kon Tum, toàn tỉnh có 1.167 nhà vệ sinh/413 trường học. Trong đó, có 625 nhà vệ sinh (54%) bán kiên cố, tạm bợ. Không ít các công trình được cho là kiên cố nhưng đã sử dụng 7 - 10 năm nên nhiều hạng mục hư hỏng, bốc mùi hôi.

Theo Thanh Niên

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Nỗi khổ trường không có nhà vệ sinh tại chuyên mục Trường Lớp của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Trường Lớp khác

Học sinh tìm hiểu Thủ đô Hà Nội qua những trang sách

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), cô và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A đã tổ chức Ngày hội tuyên truyền và giới thiệu sách với chủ đề "Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" và Hội thi tổ chức “Hội thi trưng bày và giới thiệu sách”.

Aerobic lấp lánh ánh vàng

Đội tuyển Aerobic trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận lần thứ X năm 2024.

Tấm lòng của giáo viên với học trò

Ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với tấm lòng yêu mến trẻ thơ, các thầy cô luôn hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.