Phản đối rầm rầm việc đưa đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt vào đề thi Ngữ văn

ducthuan
Mới đây, một số trường THPT đã đưa nội dung câu hỏi liên quan đến đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền vào trong đề thi kết thúc học kỳ I dành cho học sinh lớp 12. Việc này ngay lập tức đã gây nhiều tranh cãi.

Sau khi bài viết “Đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt của PGS Bùi Hiền vào đề thi Ngữ văn” được đăng tải, thông tin về việc một số trường yêu cầu học sinh phân tích, bình luận, đưa ra quan điểm cá nhân về đề xuất cải tiến chữ viết của PGS-TS Bùi Hiền, rất nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến bày tỏ không đồng tình với cách ra đề của các trường.

Hai trường THPT yêu cầu học sinh trình bày quan điểm về đề xuất cải tiến chữ viết.

Cụ thể, bạn đọc Dương Ngọc Dung (Thủ Đức, TPHCM) bức xúc chia sẻ: “Xin các trường hãy trả lại sự bình yên cho tiếng Việt, đừng ra đề thi bàn sâu về vấn đề cải tiến chữ viết nữa”.

“Hiện Chính phủ đã thông tin chính thức không cải tiến chữ viết tiếng Việt rồi. Ông Bùi Hiền muốn nghiên cứu thì cứ để ông nghiên cứu, có được áp dụng đâu, có cần lấy ý kiến đâu mà mọi người cứ làm ầm lên, lại còn cho học sinh bày tỏ ý kiến, phân tích nữa” – bạn đọc này chia sẻ.

“Vì chữ viết của ông Bùi Hiền chưa có chủ trương nào đưa vào áp dụng, tự nhiên lại đưa vào đề thi của học sinh, khác nào cổ vũ cho học sinh dùng chữ này. Vì tuổi các em hiếu động, hiếu kỳ, thấy lạ sẽ học theo ngay” – là ý kiến của chị Thu Hiền (Hà Nội).

Bạn đọc Tú Chi (đến từ Tiền Giang) gay gắt hơn: “Bao nhiêu câu chuyện cảm động, bao nhiêu tấm gương vượt khó đi lên không đưa vào cho học sinh phân tích để các em nêu gương.

Muốn ra đề cập nhật các thông tin thời sự, thì việc bạo lực học đường tràn lan, bạo hành trẻ em tràn vào cả gia đình, sao không để các em phân tích, bày tỏ quan điểm, để biết cách phòng tránh, lại đi chạy theo những thông tin gây tranh cãi này.

Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, nhắc nhở các trường có những đề thi không phù hợp, không giúp ích gì cho học sinh kiểu này”.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên dạy văn cũng đưa ra quan điểm không ủng hộ việc ra đề thi kiểu như trình bày quan điểm về việc Chi Pu đi hát, hay cải tiến chữ viết.

Trên Infonet đăng tải ý kiến của TS Phạm Hữu Cường cho rằng việc liên tục ra đề văn theo dư luận sẽ khiến đề thi trở nên hơi… lố bịch.

“Tôi tin chắc, khoảng 70% học sinh chưa biết PGS-TS Bùi Hiền là ai và càng không thể biết về công trình mà giáo sư đã công bố. Vì thế, cho học sinh bàn luận về vấn đề này sẽ tạo nên những phán xét bừa bãi về công trình nghiên cứu khoa học.

Hơn nữa, để cho học sinh lớp 12 mới 18 tuổi bàn về công trình nghiên cứu của một PGS.TS là sự bất kính. Người trẻ có thể có những quan điểm, phán xét bất kính về người già, đó là điều tối kỵ trong sư phạm” - TS Cường chia sẻ.

Theo Lao Động

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phản đối rầm rầm việc đưa đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt vào đề thi Ngữ văn tại chuyên mục Sự kiện của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Sự kiện khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước"

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP. Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.

Bí thư T.Ư Đoàn thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hàn Quốc, đoàn đại biểu Trung ương Đoàn do anh Nguyễn Minh Triết – Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam – dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc.