Phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”

Bảo vật quốc gia là hiện vật hàm chứa giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật lớn đối với quốc gia. Mỗi bảo vật quốc gia là một di sản quý giá chứa đựng những thông điệp của quá khứ, tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, phản ánh lịch sử văn hóa lâu đời, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
2 mẫu tem giới thiệu bình gốm Đầu Rằm và bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh trong bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
2 mẫu tem giới thiệu bình gốm Đầu Rằm và bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh trong bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.

Bảo vật quốc gia do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận, được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt, giúp di sản được gìn giữ trao truyền cho thế hệ sau.

Nhằm tiếp tục tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những nét đặc sắc, độc đáo giá trị của bảo vật đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, ngày 28/7, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm” gồm 4 mẫu, giới thiệu các hiện vật: bình gốm Đầu Rằm; bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh; bình gốm Nhơn Thành và thống gốm hoa nâu.

2 mẫu tem giới thiệu bình gốm Nhơn Thành và thống gốm hoa nâu trong bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
2 mẫu tem giới thiệu bình gốm Nhơn Thành và thống gốm hoa nâu trong bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm”.
Hình ảnh các bảo vật đã được Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Bảo tàng thành phố Cần Thơ, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cung cấp và cho phép sử dụng để giới thiệu trên tem bưu chính.

Bộ tem có khuôn khổ tem 37x37 (mm), có giá mặt lần lượt là 4.000 đồng, 4.000 đồng, 4.000 đồng và 6.000 đồng, do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 28/7/2024 đến ngày 30/6/2026.

Trước đó, các bộ tem chủ đề Bảo vật quốc gia đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành, gồm:

Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 1): Đồ đồng” gồm 4 mẫu, được phát hành vào ngày 1/10/2018. Bộ tem giới thiệu các bảo vật: Bộ khóa đai lưng bằng đồng (được trưng bày tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); Thạp đồng Hợp Minh (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái); Kiếm ngắn Núi Nưa (được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa); Cây đèn đồng hình người quỳ (được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 2): Đồ vàng” gồm 4 mẫu, được phát hành vào ngày 31/7/2021. Bộ tem giới thiệu các bảo vật: Ấn Sắc mệnh chi bảo, niên đại: năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) (đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia); Ấn vàng Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo, niên đại: Năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) (đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia); Hộp vàng Ngọa Vân-Yên Tử, niên đại: Thế kỷ XIV (đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh); Hộp đựng xá lị Tháp Nhạn, niên đại: thế kỷ VII-VIII (đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An).

(Theo Nhân Dân)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phát hành bộ tem “Bảo vật quốc gia (bộ 3): Đồ gốm” tại chuyên mục Phóng Viên Nhỏ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Phóng Viên Nhỏ khác

Giới thiệu ẩm thực quê hương

Với mong muốn quảng bá văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thầy Phan Vũ Nguyên cùng nhóm học sinh lớp 10 trường THCS&THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã triển khai dự án “Sản xuất muối đồng bào vùng Tây Nguyên- Muối Amrêč”

Cô Tổng - Người vun đắp phong trào

Trong tâm trí của nhiều thế hệ học sinh, cô là người nghiêm khắc, luôn giữ nét mặt uy nghiêm; học sinh chỉ nghe tiếng bước chân của cô phía ngoài hành lang là cả lớp đã phải ngồi im không ai dám làm sai quy định.

Số hóa di tích lịch sử cơ quan Trung ương Đoàn

Đoàn xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) vừa thực hiện số hóa các di tích Trụ sở Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) và báo Tiền Phong - Thiếu niên (nay là báo Tiền Phong, báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng).