Phát hiện hồ nước khổng lồ “nấp” dưới cực nam của sao Hoả

Huệ Anh
Cuối cùng chúng ta đã biết toàn bộ nước trên sao Hoả “lẩn trốn” ở đâu. Đây là cơ hội tiếp thêm sức mạnh trong công cuộc tìm kiếm sự sống trên Hành tinh đỏ của các nhà khoa học.

Nghiên cứu này được công bố vào ngày 25/7 trên tạp chí Science. Các nhà khoa học Italia đã dùng hệ thống radar MARSIS thăm dò và phát hiện một hồ chứa chất lỏng khổng lồ có đường kính khoảng 20km và ẩn sâu dưới 1,5km tại chỏm băng vùng cực phía Nam. Nhiệt độ của nước được ước tính khoảng -68 độ C.

Đặc biệt, dù dưới 0 độ C nhưng hồ nước vẫn duy trì ở trạng thái lỏng. Theo các nhà khoa học, các loại muối như magie, canxi và natri từng được tìm thấy trên Sao Hỏa có thể đã giúp hồ nước này tồn tại ở dạng lỏng.

Chỏm băng ở cực Nam sao Hoả

Dù chưa xác định được độ sâu chính xác của hồ nước này nhưng các nhà khoa học ước tính nó phải sâu ít nhất 1m. Nếu không thì họ đã không thể phát hiện ra nó.

Theo nhóm nghiên cứu, chúng giống như các hồ băng trôi bên dưới lớp băng của Bắc Cực và Nam Cực trên Trái Đất. Như vậy, đây chính là một dấu hiệu quan trọng cho thấy chúng ta đã tìm ra manh mối của sự sống.

Hồ nước "ẩn nấp" cho thấy dấu hiệu của sự sống

Sự tồn tại của hồ nước ngầm trên hành tinh đỏ từ lâu đã là giả thuyết của các nhà khoa học. Tuy nhiên, việc thăm dò các vùng băng hà không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bằng cách xem tần số của radar, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu đáng mừng tại chỏm băng này.

Tiến sĩ Manish Patel (Đại học Open) chia sẻ với BBC News rằng, chúng ta sẽ thực hiện khoan “túi nước bị chôn vui” này giống như cách chúng ta đã thực hiện với các hồ băng hà ở Nam cực trên Trái đất. Tuy nhiên, điều này khá khó khăn bởi con người chưa thể tiếp cận sao Hoả gần hơn.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện hồ nước khổng lồ “nấp” dưới cực nam của sao Hoả tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?