Phong tục xin chữ và nghệ thuật thư pháp Việt

TNTP Thứ Tư
Xin chữ đầu năm là một nét đẹp độc đáo mỗi dịp Tết đến xuân về. Phong tục này gắn liền với nghệ thuật thư pháp, nơi những nét chữ không chỉ truyền tải ngôn ngữ, mà còn là dấu ấn truyền thống và văn hóa của người dân Việt Nam.

Nghệ thuật thư pháp bắt nguồn từ rất sớm tại Trung Quốc. Trong quá trình phát triển, hệ thống chữ Hán trải qua 6 giai đoạn chính là “giáp cốt văn” - “kim văn” - “triện thư” - “lệ thư” - “thảo thư” - “hành thư”. Từ những thể chữ cơ bản này, mỗi cá nhân sẽ tự sáng tạo ra những phong cách viết mang cá tính riêng. Việc học, nghiên cứu và viết ra những con chữ với phong cách độc đáo, được mọi người đánh giá cao chính là nghệ thuật thư pháp. Ngoài giá trị thẩm mỹ, thư pháp Trung Quốc còn có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác như thơ ca, hội họa, triện khắc… để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để đời.

Tớ đã “thảo nét chữ” xong.

Chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nghệ thuật thư pháp du nhập vào nước ta từ rất sớm. Theo các chuyên gia, trên nhiều hiện vật khai quật được thuộc nền văn hóa Đông Sơn đều đã xuất hiện thư pháp Hán. Sau này, khi chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng song song, xuyên suốt qua các triều đại phong kiến Việt Nam, nghệ thuật thư pháp cũng theo đó mà phát triển và đạt tới đỉnh cao vào thời Lê với lối viết chữ “Nam tự”. Lối chữ này hiện vẫn còn được thấy trên rất nhiều sắc phong, văn bia,... còn lại từ thời Lê. Trong hàng thế kỷ sử dụng và diễn dịch thư pháp, một loạt thư pháp gia nổi tiếng xuất hiện như Lý Nhân Tông thời Lý, Nguyễn Đình Giới thời Trần, Bùi Đình Kiên thời Lê hay Cao Bá Quát thời Nguyễn. Sau này hệ thống chữ Quốc ngữ được áp dụng, nghệ thuật thư pháp Việt Nam chia thành hai trường phái là thư pháp Hán Nôm và thư pháp chữ La-tinh vô cùng độc đáo.

Trầm ngâm bên con chữ…
Ngay ngắn từ nét bút đầu tiên.

Về phong tục xin chữ ngày Tết, không ai biết đã có từ khi nào. Xưa kia, việc “xin chữ - cho chữ” chỉ phổ biến trong giới hàn lâm trí thức, các bậc hiền nho xem con chữ là vốn quý và chỉ đem tặng chữ cho những vị tâm giao tri kỷ như một cách thể hiện tấm lòng trân quý lẫn nhau. Dần dần, việc cho chữ trở nên phổ biến, hay nói cách khác, được “dân gian hóa” thành một nét đẹp độc đáo của người dân Việt Nam. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người người, nhà nhà nô nức tới gặp các thầy đồ xin những chữ “Phúc”, chữ “Lộc”, chữ “An”… để cầu cho một năm mới may mắn bình an, phúc lộc tràn đầy.

Rực rỡ sắc xuân…

Thư pháp gửi gắm giá trị truyền thống và thông điệp lưu giữ nét văn hóa tốt đẹp tới các bạn trẻ thông qua những trải nghiệm văn hóa và cuộc thi thực tế: Thi viết thư pháp, xin chữ ông đồ… mỗi dịp Tết đến xuân sang. Các bạn nhỏ có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo tới bề trên hoặc niềm hy vọng, mong muốn cho một năm mới đầy hứa hẹn.

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phong tục xin chữ và nghệ thuật thư pháp Việt tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bãi biển phát sáng

Chắc bạn đang tò mò lắm nhỉ, bãi biển thì làm sao có thể phát sáng được, đúng không? ...

Bài Khám Phá khác

"Du hành" ở công viên Thiên văn học

Mùa hè sôi động đã đến! Cùng gia đình “đổ bộ” tới công viên Thiên văn học tại Khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) để hòa mình vào thế giới khoa học đầy kỳ thú, khám phá bao điều mới mẻ và tận hưởng những giây phút vui chơi sảng khoái, bạn nhé!

Tranh nước "khoe" đại dương lộng lẫy

Cô Olga Belka (người Nga) là nữ họa sĩ duy nhất trên thế giới sở hữu biệt tài vẽ tranh dưới nước. Các tác phẩm tuyệt đẹp của cô đã phần nào giúp mọi người cảm nhận được cuộc sống vô cùng sống động dưới đáy đại dương.