Phục sát đất phượt thủ leo lên Cổng địa ngục để chụp ảnh

Trần Văn Tùng
Đó là Joel Santos - phượt thủ đã mạo hiểm chụp những bức ảnh về một trong những hồ nham thạch cháy liên tục lâu đời nhất thế giới, hay còn gọi là Cổng địa ngục, nằm tại núi lửa Erta Ale ở Ethiopia.


Ngắm những bức ảnh này, bạn khó mà tin rằng đây là vẻ đẹp nguy hiểm của một trong những hồ nham thạch cháy liên tục lâu đời nhất thế giới.

Joel Santos vừa là phượt thủ vừa là nhiếp ảnh gia người Bồ Đào Nha. Anh đã dùng camera bay để chụp ảnh hồ nham thạch đang sôi sùng sục, có nhiệt độ hơn 1.100 độ C, trong khi người chụp ảnh đứng cách mép hồ chỉ khoảng 1m.

Theo Santos, khoảng 2-3 phút, bạn có thể nghe thấy tiếng rít phía dưới núi lửa và một đường nứt đột ngột mở rộng ra.

Santos biết rằng việc chụp ảnh ở núi lửa với khoảng cách gần như thế là rất nguy hiểm nhưng chú vẫn chấp nhận rủi ro để có được những khuôn hình hoàn mỹ nhất.

Hồ nham thạch này hoạt động liên tục từ năm 1906 và nằm ở núi lửa Erta Ale cao 610m.

Sa mạc Danakil, nơi núi lửa Erta Ale tọa lạc, là khu vực không dân cư nóng nhất thế giới. Do đó, Santos chỉ có thể ghi hình vào sáng sớm hoặc tối muộn.

Santos dùng camera bay để quay phim phía trên hồ, cùng 4 máy ảnh có độ phân giải 4K chịu được nhiệt độ nóng bỏng quanh hồ.

Erta Ale là một núi lửa bazan hình khiên.

Thế giới chỉ có 6 núi lửa dạng này. Không phải ai cũng có đủ sự liều lĩnh để tiếp cận nó.

Với Santos, đây quả thật là một trải nghiệm khó tin.

Flower (tổng hợp)
Ảnh nguồn: Dailymail

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Phục sát đất phượt thủ leo lên Cổng địa ngục để chụp ảnh tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.