Rà soát tiêm phòng dịch cho trẻ em chưa tiêm vaccine sởi

Vân Chi
Mới đây, Cục Y tế dự phòng đã tham mưu Bộ Y tế rà soát toàn bộ số trẻ trên cả nước chưa tiêm vaccine sởi, sẽ tổ chức tiêm bù, tiêm vét tại địa phương để phòng chống dịch sởi.

TS.BS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 4-6 năm nay, Bộ Y tế đã cung cấp đủ vaccine sởi cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm miễn phí cho trẻ em trên cả nước.

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, trong năm 2024, bệnh sởi là vấn đề nghiêm trọng, có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine sởi của Việt Nam trong năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vaccine này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.

Chính vì vậy, Cục Y tế dự phòng đã tham mưu cho Bộ Y tế rà soát toàn bộ số trẻ trên cả nước chưa tiêm vaccine sởi, những địa phương nào còn trẻ chưa tiêm đủ mũi sẽ tổ chức tiêm bù, tiêm vét, không để dịch sởi gia tăng.

Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của năm 2022, nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine sởi đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi.

Từ đầu năm 2023, nguồn cung vaccine bắt đầu có trở lại nhưng chưa đầy đủ, một số địa phương đã triển khai kế hoạch tiêm bù mũi, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt yêu cầu.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, đến cuối năm 2023 mới có quyết định ngân sách mua vaccine cho năm 2024, vì vậy, cuối năm này, đơn vị mới làm xong đấu thầu.

Trong 2 tháng đầu năm 2024, vaccine được sản xuất xong và đảm bảo cung cấp đủ mũi tiêm cho trẻ. Sau khi kiểm định vaccine, Cục Y tế dự phòng đã chuyển từng lô vaccine tới các địa phương để tiến hành tiêm chủng từ nay đến tháng 10/2024.

"Hiện, Cục đã tiếp nhận 17/21 triệu liều vaccine sởi và chuyển tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành. Từ tháng 4-6, chúng tôi đã cung cấp đủ vaccine sởi cho tiêm chủng mở rộng", TS Hoàng Minh Đức cho biết.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng khẳng định, hiện tại không thiếu vaccine sởi và cuối tháng 6 này, Cục sẽ có đánh giá, rà soát lại, đảm bảo không để số ca mắc sởi gia tăng.

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm do virus sởi (Measles Virus) gây ra, có khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng qua đường hô hấp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây dịch. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhưng phổ biến hơn ở các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi không được tiêm phòng với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu, chưa được hoàn thiện.

Bệnh sởi thường điển hình bởi các triệu chứng ở giai đoạn toàn phát như phát ban toàn thân từ sau tai, sau gáy lan dần lên trán, mặt, cổ, sau đó lan xuống khắp thân mình và cuối cùng là tứ chi. Kèm theo đó là các triệu chứng lâm sàng toàn thân khác như sốt cao, ho khan, viêm long đường hô hấp trên, đỏ mắt, viêm kết mạc, cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng và một số trường hợp xuất hiện tình trạng viêm thanh quản cấp.

Sởi là bệnh lý có khả năng lây lan vô cùng mạnh mẽ thông qua đường hô hấp, nguy cơ cao bùng phát thành dịch, thậm chí đại dịch sởi.

Thời gian gần đây, tại Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng đang thấp tạo nên nguy cơ bùng phát bệnh lớn…

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

  • Tags
Bạn đang đọc bài viết Rà soát tiêm phòng dịch cho trẻ em chưa tiêm vaccine sởi tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Đề phòng viêm phổi ngày hè

Để đối phó với thời tiết nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa để nhiệt độ thấp dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và ngoài trời quá cao, khiến trẻ khó thích nghi, có thể gây viêm phổi.

Phân biệt bệnh Bạch hầu và bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác...