Rối loạn lưỡng cực: Loại trầm cảm mà các sĩ tử có thể gặp phải trong mùa thi

Việt Chinh (Tổng hợp)
Áp lực học hành và điểm số là có thể là nguyên nhân chính khiến các sĩ tử mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Gần đến kỳ thi, các bạn học tập với cường độ cao lại thêm áp lực về điểm số khiến bản thân dễ rơi vào tình trạng stress, lo âu kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.

Tình trạng này ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của người mắc. Phần lớn những người mắc chứng bệnh này đều trải qua giai đoạn trầm cảm.

Bệnh có thể chia làm hai loại là lưỡng cực I và lưỡng cực II. Rối loạn lưỡng cực I liên quan đến giai đoạn hưng cảm nhiều và thường bị trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực II liên quan đến một dạng hưng cảm ít nghiêm trọng hơn gọi là hypomania.

Nguyên nhân

Bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do cấu trúc não. Nhưng một nguyên nhân quan trọng là căng thẳng kéo dài, áp lực tinh thần nặng nề. Đối với các sĩ tử, khoảng thời gian ôn luyện thi cử đầy mệt mỏi, căng thẳng dễ làm bạn rơi vào trạng thái bị áp lực, thậm chí là rối loạn cảm xúc.

Khi căng thẳng kéo dài, lượng cortisol trong cơ thể sẽ gia tăng, gây ra sự thay đổi trong cách thức hoạt động của não bộ và làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng rối loạn lưỡng cực.

Dấu hiệu của chứng rối loạn lưỡng cực

Tinh thần mệt mỏi, không muốn học tập hay suy nghĩ thêm là biểu hiện đầu tiên khi bạn mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Bạn dễ bị kích động tâm lý, buồn chán, thậm chí dễ khóc chẳng vì lý do gì rõ ràng. Dù cố gắng học nhưng bạn lại thấy khó mà tập trung được và thường khó ghi nhớ kiến thức. Vì học không vào mà sắp phải thi nên cảm giác tiếp nối đó là tội lỗi, thất vọng và tự trách bản thân. Nhiều khi người mắc phải chứng này rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ và mất dần hứng thú với các thói quen hàng ngày.

Bạn ít muốn ra ngoài hơn, ít muốn giao lưu, tiếp xúc với người khác mà chỉ muốn thu mình lại trong phòng với nỗi mệt mỏi và buồn chán.

Càng cố gắng ép bản thân học tập nhiều, bạn lại càng thấy việc học không còn hiệu quả nữa. Và bạn lại thêm buồn, áp lực. Đó là một vòng luẩn quẩn khiến bạn cảm thấy rối loạn và bất lực.

Lưu ý để sĩ tử tránh mắc rối loạn lưỡng cực

Để tránh mắc hội chứng này, bạn không được để mình rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng. Muốn thế thì bạn cần phải sắp xếp thời gian học tập hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Chế độ ăn uống và ngủ cần đúng giờ và đầy đủ. Bạn cũng nên hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, áp đặt bản thân. Đừng quá nặng nề về chuyện thành tích, điểm số rồi tạo ra áp lực cho mình. Bạn hãy học với tâm trạng tích cực, vui vẻ đón nhận mọi kết quả vì bạn đã cố gắng hết sức rồi.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Rối loạn lưỡng cực: Loại trầm cảm mà các sĩ tử có thể gặp phải trong mùa thi tại chuyên mục Cẩm nang của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Cẩm nang khác

10 xu hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe năm 2024

Theo các chuyên gia y tế, các lành mạnh được đưa lên hàng đầu trong năm 2024 và tương lai, nhằm tránh nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính. Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến hoạt động hằng ngày, mức năng lượng, thậm chí cả tâm trạng và sức khỏe tâm thần.