Sẽ ra sao nếu phần lớn của Trái đất không còn được bao phủ bởi nước?

Khiết Anh
71% Trái đất được bao phủ bởi nước và khoảng đất liền mà chúng ta đang sinh sống chỉ chiếm 29% còn lại. Biết được điều này, có bao giờ bạn tự hỏi sẽ ra sao nếu đất và nước đổi chỗ cho nhau?

1. Nhiệt độ Trái đất sẽ tăng mạnh

Nước hấp thụ rất nhiều nhiệt nên sự hiện diện của một lượng nước lớn trong các đại dương giúp Trái Đất trở nên vô cùng mát mẻ. Nếu nước và đất hoán đổi vị trí cho nhau thì nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng rất nhanh và không khí vô cùng oi bức. Hơn thế, phần lớn các khối đất sẽ trở nên cằn cỗi và nứt nẻ khiến cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người gặp nhiều khó khăn. 

2. Lượng oxy sẽ giảm

Thực vật biển cung cấp khoảng 70% khí oxy cho không khí. Nếu không có lượng nước lớn thì nhiều loài thực vật thủy sinh sẽ nhanh chóng biến mất, điều này dẫn đến lượng oxy trong khí quyển sẽ ít hơn. Ngoài ra, nước cũng hoạt động như một công cụ lọc không khí. Chúng hấp thụ lượng carbon dioxide mà con người thải vào khí quyển. Vì vậy, nếu có một tỷ lệ nước nhỏ hơn thì lượng oxy trong không khí sẽ giảm và khí carbon dioxide sẽ tăng lên gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

3. Hệ động vật trên Trái đất sẽ thay đổi

Việc hoán đổi đất và nước sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến các dạng sống của Trái đất. Nhiệt độ tăng mạnh, lượng oxy giảm, khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm cho cuộc sống trên hành tinh này vô cùng khó khăn. Và để động vật và thực vật có thể phát triển mạnh, chúng sẽ phải tự sửa đổi để thích nghi với môi trường. Trong điều kiện như thế, các loài động máu lạnh như rắn sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ đe dọa đến sự sống của các loài động vật khác, thậm chí là con người.

4. Giao thông đường bộ sẽ trở nên dễ dàng hơn

Việc vận chuyển hàng hóa trên đất liền sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi các đại dương biến thành đường xá. Tuy nhiên các quốc gia phụ thuộc vào ngành xuất khẩu thủy hải sản lại phải chịu thiệt hại vô cùng nặng nề.

5. Nền văn minh và kinh tế của con người sẽ bị thay đổi

Nước là nguồn sống của mọi sinh vật. Với nguồn nước khan hiếm, các quốc gia sẽ cố gắng kiểm soát lượng nước nhiều nhất có thể. Điều này rất dễ dẫn đến những cuộc tranh chấp, căng thẳng leo thang.

6. Everest sẽ không còn là ngọn núi cao nhất

Tất cả chúng ta đều biết rằng Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao lên đến 8.840m. Trên thực tế, nó là đỉnh núi cao nhất vì được tính từ mực nước biển mà thôi. Nếu các đại dương đều biến thành đất liền thì đỉnh Everest sẽ bị soán ngôi bởi Mauna Kea- ngọn núi có độ cao 10.000m vì phần chân núi bị chìm sâu trong nước biển.

 

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Sẽ ra sao nếu phần lớn của Trái đất không còn được bao phủ bởi nước? tại chuyên mục Khám Phá của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Đình làng Hà Hồi

Nằm ở vị trí trung tâm xã Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội), đình làng Hà Hồi là một trong 6 ngôi đình cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn tồn tại đến ngày nay.