Thực phẩm không gây ung thư nhưng ăn kiểu này dễ "rước họa vào thân"

Nguyễn Như Quỳnh
Bản thân thức ăn không thể gây ung thư. Nhưng cách ăn uống không hợp lý, chế biến không đảm bảo, chất bảo quản luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

Bản thân thực phẩm không gây ra ung thư

Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng chống Ung thư, 30-35% nguyên nhân gây ra ung thư là do dinh dưỡng không an toàn và không hợp lý.

Lý giải rõ hơn về phát ngôn trên, PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết, dinh dưỡng không an toàn ở đây là ăn những thực phẩm không đảm bảo. Ăn gạo mốc có chứa aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan hay ăn dưa muối có nhiều chất gây ra ung thư vòm họng…

Chế độ ăn không hợp lý, ví dụ ăn ít hoa quả, ít rau xanh, ít chất xơ nhiều chất béo (động vật), ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú so với người có chế độ ăn hợp lý. Không chỉ có chế độ ăn không hợp lý mà việc ít tập luyện cũng tăng nguy cơ mắc ung thư.

“Trong chế độ ăn có quá nhiều chất béo, mỡ động vật, ít rau quả màu xanh có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa, đại tràng. Ung thư vú cũng có liên quan tới chế độ ăn chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn tới thừa cân, béo phì”, PGS.TS Trần Văn Thuấn nói.

Dinh dưỡng không an toàn và không hợp lý chiếm 30-35% nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Trưởng Bộ môn Ung thư, trường Đại học Y Hà Nội khẳng định bản thân thức ăn không thể gây ung thư. Nhưng cách ăn uống không hợp lý, chế biến, chất bảo quản luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.

“Do dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều chất độc hại gây ra mất cân bằng về chất và gây ung thư. Nguyên nhân thứ 2 là do dùng chất bảo quản thức ăn bằng chất không cho phép dẫn đến ung thư”, PGS.TS Lê Văn Quảng cho hay.

Vị chuyên gia này cũng lý giải thêm, bản thân thịt không gây ra ung thư nhưng khi nướng sẽ tạo ra các sản phẩm hữu cơ cháy dở. Những chất này khi ăn nhiều có thể gây ra ung thư trực tràng. Hay khi ăn nhiều dưa muối tạo ra muối nitrit gây ung thư dạ dày.

80% ung thư đến từ tác nhân bên ngoài

PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết thêm: “Trên 80% bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài. Có thể kể tới các tác nhân hóa học như thuốc lá chiếm 30% các loại ung thư điển hình là ung thư phổi, khoang miệng, hạ thanh quản, ung thư cổ tử cung… Dinh dưỡng không an toàn và không hợp lý chiếm khoảng 30-35%. Ngoài ra, có thể mắc ung thư do một số tác nhân khác như: nhiễm trùng, nhiễm vi rút. Cụ thể như nhiễm vi rút HPV gây ra ung thư cổ tử cung. Nhiễm vi rút viêm gan B gây ra viêm gan, xơ gan, ung thư gan hay tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trường gây ung thư da...”.

Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư ví dụ thuốc lá gây ra ung thư phổi, thanh quản… một loại ung thư có thể do nhiều yếu tố gây ra.

PGS.TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo, tiếp xúc với hóa chất, dinh dưỡng không hợp lý ngày hôm nay không đồng nghĩa là ngày mai bị ung thư mà quá trình diễn biến của bệnh thường âm thầm và theo thời gian. Điều này cũng lý giải vì sao tỷ lệ ung thư hiện nay mắc cao hơn so với ngày xưa, nguyên nhân là do tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên.

Để hạn chế ung thư, các chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn càng nhiều càng tốt. Chế độ ăn giàu chất xơ giúp làm giảm cholesterol xấu, bên cạnh đó chú ý uống đủ nước và bổ sung thêm các các vi chất dinh dưỡng như canxi, thiếc, sắt.

Mặt khác, chế độ ăn cần giảm ăn muối, những thực phẩm chế biến sẵn (thực phẩm ướp muối, xông khói như: xúc xích, lợn xông khói, giăm bông…). Đặc biệt, hạn chế uống rượu vì uống rượu làm tăng lượng mỡ tích tụ trong tim và làm giảm miễn dịch và hại tụy cũng như ảnh hưởng gan.

Theo Emdep

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm không gây ung thư nhưng ăn kiểu này dễ "rước họa vào thân" tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác

Góc nhìn chuyên gia: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc học?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp cải thiện sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn lo lắng, liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến học tập không? Cùng MedDental khám phá lợi ích của niềng răng đối với việc học và cách hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn để hành trình chỉnh nha trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.

6 lợi ích của chỉnh nha sớm cho trẻ em

Sự phát triển toàn diện của con trẻ không chỉ đến từ chế độ học tập hay dinh dưỡng, mà còn bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như một hàm răng đều, một nụ cười tự tin. Hệ thống nha khoa MedDental tin rằng chỉnh nha sớm là món quà sức khỏe quý giá mà cha mẹ có thể trao tặng cho con ngay từ những năm đầu đời.

Nguy cơ tổn thương răng miệng từ những thói quen tưởng vô hại

Dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay hay nhai đầu bút tưởng chừng là những thói quen vô hại ở lứa tuổi học đường. Thế nhưng, theo cảnh báo từ bác sĩ MedDental, những hành động này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ.