Tiếng Việt
Ngôn ngữ quốc gia chính thức của Việt Nam cũng được xếp là một trong những thứ tiếng khó học nhất. Ngoài các từ tiếng Việt mượn của tiếng Hán hoặc các tiếng Ấn-Âu thì tất cả các từ còn lại được coi là các từ thuần Việt. Bảng chữ cái tiếng Việt được sử dụng ngày nay là một bảng chữ cái Latinh với các dấu bổ sung cho một số chữ cái nhất định.
Tiếng Hungary
Tiếng Hungary là thứ tiếng có một số quy tắc ngữ pháp kỳ lạ nhất trên thế giới. Nó có 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt (mà có thể lên tới 30 trong 1 số nghiên cứu) trong khi Tiếng Anh lại chẳng có cách ngữ đặc biệt nào cả. Vì vậy, ngôn ngữ Hungary chắc chắn sẽ là một thách thức lớn cho một người nói tiếng Anh. Thêm vào đó, cấu trúc câu của ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tóm lại, sẽ là 1 chặng đường gian nan cho những người nói tiếng Anh muốn chinh phục được thứ ngôn ngữ này.
Tiếng Sankrit - Tiếng Phạn
Mặc dù rất nhiều từ tiếng Anh được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ này. Những từ như Avatar, Karma, Crimson, Jungle, … thường xuyên được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh. Nhưng lý do khiến tiếng Phạn là thứ tiếng khó học với người nói Tiếng Anh lại bởi vì ngôn ngữ này có quá nhiều quy tắc ngữ pháp mà tiếng Anh không hề có.
Tiếng Trung Quốc
Đây là một ngôn ngữ thay đổi ý nghĩa khi bạn thay đổi giọng điệu của một từ. Ngoài ra, hàng ngàn ký tự và các hệ thống viết phức tạp. Ngôn ngữ này được 1/5 tổng dân số thế giới sử dụng trong giao tiếp và được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Tiếng Trung chuẩn được nói ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Đài Loan và Singapore.
Tiếng Hàn Quốc
Ban đầu ta có thể thấy ngôn ngữ Hàn dễ hơn nhiều so với các nước Đông Á. Thế nhưng cũng giống với tiếng Việt, tiếng Hàn rất khó học về ngữ pháp. Động từ có thể liên hợp các từ và tạo ra từ hàng trăm ngữ cảnh khác nhau, tùy thuộc vào tâm trạng, tuổi tác..Giống như tiếng Nhật, một câu trong tiếng Hàn có thể nói bằng nhiều cách khác nhau.
Tiếng Nga
Mặc dù khá dễ dàng để bắt chước Nga theo cách hài hước, nhưng để thực sự hiểu và học tốt được ngôn ngữ này, bạn cần dành ra một số lượng lớn thời gian và công sức đấy. Tiếng Nga có một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với một người nói tiếng Anh. Một người nói tiếng Nga phải rất tập trung vào trọng âm để có thể phát âm chuẩn, đôi khi một chút sai lầm về trọng âm cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Mặc dù trong tiếng Anh, trọng âm cũng là một phần rất quan trọng trong phát âm, nhưng so với tiếng Nga thì có lẽ cũng chưa ăn nhằm gì nhỉ?
Tiếng Nhật
Ngôn ngữ Đông Á này là ngôn ngữ quốc gia của Nhật Bản và được hơn 125 triệu người trên thế giới sử dụng. Là một thành viên của nhóm ngôn ngữ tiếng Nhật, nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới vì mối quan hệ gần gũi với tiếng Trung
Tiếng Thái
Phổ biến hơn được gọi là tiếng Xiêm hay Trung Thái, tiếng Thái là ngôn ngữ quốc gia chính thức của Thái Lan. Nó là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Tai-Kadai. Gần một nửa các từ trong tiếng Thái được mượn từ Pali, Khmer cổ hoặc Phạn ngữ. Tiếng Thái được biết đến với bảng chữ cái phức tạp.
Tiếng Ả - rập
Với hơn 420 triệu người bản ngữ, chắc chắn tiếng Ả Rập là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới. Tiếng Ả-rập có 28 chữ trong bảng chữ cái. Hầu hết các chữ cái thay đổi hình dạng phụ thuộc vào vị trí của chúng ở từng ngữ cảnh khác nhau.
Ngọc Hà (Tổng hợp)