Tin giáo dục hôm nay 5.8: Lý giải vì sao điểm Lịch sử luôn đứng “bét bảng” trong kỳ thi THPT quốc gia?

An Hảo
Tin giáo dục hôm nay 5.8: Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 637,005 thí sinh tham gia thi bài thi Lịch sử trong đó điểm trung bình là 4.97 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.0 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 540 (chiếm tỷ lệ 0.08%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 331,429 (chiếm tỷ lệ 52.03%).

Là người nhiều năm nghiên cứu phổ điểm thi THPT quốc gia, PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục- Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, môn Lịch sử dù điểm trung bình dưới 5 nhưng đã phản ánh đúng thực trạng dạy và học môn này ở phổ thông nhiều năm nay.

Theo nhiều giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, điểm thi môn Lịch sử thấp là do một số nguyên nhân như đa số phụ huynh xem nhẹ môn học này; không quan tâm đầu tư mà chủ yếu cho con học thêm các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh… để dễ chọn ngành nghề, trường đại học, có cơ hội việc làm nghề nghiệp tốt hơn. 

Bên cạnh đó, chương trình môn học hiện nay quá nặng nề, chi tiết, bắt học sinh phải nhớ nhiều. Nội dung sách giáo khoa lịch sử đậm chất báo cáo, nghiêng về sự kiện. 

Tâm lý người học không thích học môn Lịch sử, môn phụ chính là lý do khiến cho điểm thi môn học này luôn thấp.

Cách kiểm tra đánh giá cũng còn máy móc, nghiêng về ghi nhớ nên chưa thực sự khiến học sinh hứng thú với môn học. Mặc dù với việc chuyển từ hình thức thi tự luận sang trắc nghiệm, so với mặt bằng chung của 8 môn thi còn lại, điểm trung bình môn Lịch sử vẫn thấp “thảm hại”. Phần lớn tâm lý thí sinh chọn thi môn lịch sử là để gỡ điểm, tuy nhiên, trong đợt thi tốt nghiệp THPT đợt 1 vừa qua, lịch sử lại là môn thi có nhiều điểm 0 nhất. Trong khi cấu trúc đề thi là dưới dạng trắc nghiệm, trong nội dung câu hỏi cũng đã có chứa nội dung trả lời, chỉ cần thí sinh nắm được kiến thức cơ bản là có thể hoàn thành bài thi. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp thí sinh không trả lời được câu nào.

Nhớ lại lời Bác Hồ từng dạy “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Nhìn lại thực tế dạy và học môn Lịch sử, rất cần có những cải cách và đổi mới trong nhận thức của người học và phương pháp của người dạy để môn học này trở nên có ý nghĩa thực sự.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Tuyển Sinh - Du Học khác

Những ngành học được miễn, giảm học phí

Chính sách miễn, giảm học phí của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận giáo dục và giảm bớt gánh nặng tài chính đối với các học sinh, sinh viên và gia đình.