Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về “thảm họa thế hệ” do COVID-19

Ngày 4/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Guterres cho biết đại dịch virus SARS-CoV-2 đã dẫn đến sự gián đoạn giáo dục lớn nhất trong lịch sử khi trường học tại 160 quốc gia phải đóng cửa vào giữa tháng 7, ảnh hưởng tới 1 tỉ học sinh.

Ông Guterres cho biết ít nhất 40 triệu học sinh trên thế giới bị lỡ giáo dục "trong năm học mầm non quan trọng của các em".

Ông Guterres cảnh báo thế giới đối mặt với "một thảm họa thế hệ, có thể làm lãng phí tiềm năng của con người, làm suy yếu hàng thập kỷ tiến bộ và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng vốn có".

Ngay cả khi trước đại dịch, ông Guterres nói rằng thế giới đối mặt "một cuộc khủng hoảng về học tập" với hơn 250 triệu trẻ em không tới trường và chỉ có ¼ học sinh trung học tại các nước đang phát triển rời trường với những "kỹ năng cơ bản".

 Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres.

Theo một dự báo toàn cầu bao gồm 180 quốc gia của UNESCO và các tổ chức đối tác, khoảng 23,8 triệu trẻ em và thanh thiếu niên từ trường mầm non tới ĐH có nguy cơ phải bỏ học vì không tiếp cận được trường học vào năm sau do tác động của đại dịch lên nền kinh tế.

"Chúng ta đang ở một thời điểm quyết định cho trẻ em và thanh thiếu niên của thế giới" – ông Guterres nói – "Những quyết định mà các chính phủ và đối tác thực hiện bây giờ sẽ có tác động lâu dài lên hàng triệu người trẻ tuổi và triển vọng phát triển của các nước trong nhiều thập kỷ tới".

Theo bản tóm tắt về chính sách, "sự gián đoạn chưa từng có trong giáo dục" do đại dịch còn lâu mới kết thúc và khoảng 100 quốc gia vẫn chưa tuyên bố được ngày mở cửa trường học mở cửa lại.

Ông Guterres kêu gọi hành động quan trọng đầu tiên là mở cửa trường học trở lại. "Khi việc sự nhiễm COVID-19 trong cộng đồng được kiểm soát, việc cho học sinh trở lại trường và các cơ sở giáo dục một cách an toàn nhất có thể phải là ưu tiên hàng đầu" – ông cho biết.

Ông Guterres cho rằng việc tăng tài chính cho giáo dục phải được ưu tiên.

Trước đại dịch, các nước có thu nhập thấp và trung bình đối mặt với khoảng cách về tài chính cho giáo dục là 1,5 nghìn tỉ USD hàng năm – theo ông Guterres và khoảng cách này sẽ tăng 30% do đại dịch.

Ông cho rằng các sáng kiến giáo dục phải nhắm mục tiêu vào "những học sinh có nguy cơ bị tụt lại phía sau nhiều hơn", bao gồm người trẻ tuổi trong các cuộc khủng hoảng, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người phải sơ tán. Những sáng kiến này nên khẩn trương tìm cách thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số vốn trở nên rõ ràng hơn trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Về mặt tích cực, ông Guterres nói rằng đại dịch cung cấp một "cơ hội mang tính thế hệ để xem xét lại giáo dục" và bước nhảy vọt tới các hệ thống cung cấp giáo dục chất lượng.

Để đạt được điều này, ông kêu gọi đầu tư vào "tăng sự hiểu biết và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số", các hệ thống giáo dục linh hoạt, bình đẳng, rộng lớn hơn.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về “thảm họa thế hệ” do COVID-19 tại chuyên mục Chuyển động của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Chuyển động khác

Đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm việc với Đại sứ quán nước Việt Nam tại Hoa Kỳ

Ngày 20/4 (theo giờ Hoa Kỳ), bên lề Diễn đàn Thanh niên Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc, đoàn công tác của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.