TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì?

Thu Trà
Đại diện Bộ GD&ĐT ông Nguyễn Xuân Thành cho biết TP.HCM hoàn toàn có thể chủ động kéo dài thêm 1 tháng.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 28/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại địa phương vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, học sinh không thể tới trường. Thay vào đó các cấp học phải chuyển sang học trực tuyến từ 1/9. Khối tiểu học cần thêm từ 1 tuần đến 10 ngày để tiếp cận, làm quen cách học trên internet. 

TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì?  - Ảnh 2
Ảnh minh họa

Dù đã xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhất. Tuy nhiên dịch bệnh tại TP. HCM chưa được khống chế hoàn toàn, việc học trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời không thể thay thế hoàn toàn cho học trực tiếp. Do đó ông Anh Đức đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét cho phép TP.HCM được kéo dài thời gian học trong năm, đặc biệt với lớp 1,2.

TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì?  - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Trước đề xuất này Bộ GD&ĐT đã có phản hồi ra sao? 

Thông tin với các cơ quan báo chí ông ông Nguyễn Xuân Thành Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết trong khung thời gian để hoàn thành 1 năm học (từ 5/9 đến 31/5) đã có 2 tuần ở mỗi kỳ học nằm trong quỹ thời gian dự phòng có sẵn. 

Không những thế các trường còn có thể kéo dài năm học đến ngày 15/6 (trong trường hợp đặc biệt) theo Công văn số 2551/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Nhưng vậy tất cả các tỉnh thành đều có 4 tuần để hoàn thành chương trình kéo dài mà không cần xin thêm. 

Như vậy, theo lý giải của Vụ trưởng thì các địa phương có ít nhất một tháng kéo dài để hoàn thành chương trình học  mà chưa cần phải xin thêm

TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì?  - Ảnh 4
Ông Nguyễn Xuân Thành Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT

Cũng theo Vụ trưởng, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT ban hành có hướng dẫn địa phương cố gắng bố trí cho các trường dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Có nghĩa thời gian thực học là 35 tuần với chương trình 1 buổi/ngày, 6 buổi/tuần; nhưng nếu trường bố trí nhiều hơn 6 buổi/tuần thì có thể khoảng thời gian thực đến trường có thể nhỏ hơn 35 tuần thực tế nhưng vẫn đảm bảo được chương trình.

Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, công tác dạy học không được đảm bảo thì địa phương mới đề xuất và thống nhất phương án kéo dài năm học với Bộ GD&ĐT.

TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì?  - Ảnh 5
Ảnh minh họa

Hiện TP. HCM đang kêu gọi người dân có điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng, máy tính xách tay cũ không có nhu cầu sử dụng chia sẻ với ngành giáo dục, hỗ trợ học sinh khó khăn không có thiết bị học trực tuyến.  Người dân có thể đến các đầu mối tiếp nhận tại trường học để hỗ trợ. Ngoài ra Sở GD&ĐT TP. HCM cũng đang gấp rút phối hợp mới đài truyền hình để sản xuất bài giảng hướng dẫn học sinh tự học. 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề xuất kéo dài năm học, Bộ Giáo dục nói gì? tại chuyên mục Góc nhìn của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Góc nhìn khác

Lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh thành

Hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6. Tùy thuộc thời gian bế giảng sớm hoặc muộn hơn, cuối tháng 5, các trường sẽ cho học sinh nghỉ hè.