Trái Đất từng có màu tím
Khoảng 400 triệu năm trước, Trái Đất có màu tím. Lý do là vì cây cỏ vào thời kỳ đó không có màu xanh như bây giờ. Sắc tố tím hồi đó rất phổ biến nên Trái Đất xanh của chúng ta lúc đó trông sẽ có màu tím.
Cát có thể hát?
Bạn có thể bắt gặp hiện tượng này ở các vùng sa mạc có nhiều cát. Thực chất, hiện tượng này là do các tinh thể cát va chạm, cọ sát vào nhau trong quá trình di chuyển. Khối lượng cát càng lớn thì âm thanh chúng phát ra càng lớn và nó tương tự với âm thanh từ một dàn đồng ca giọng nam trầm đang ngân nga vậy.
Cánh rừng cong
Có một cánh rừng mà nếu đến đây chắc bạn sẽ há hốc miệng vì cây cối ở đây đều mọc cong vòng và thậm chí là cùng phía một cách khó hiểu. Cánh rừng cong này nằm ở phía Tây của Ba Lan. Đến giờ vẫn chưa có lý giải chính xác cho hiện tượng này. Có người cho rằng chúng mọc như thế từ bé, có người lại cho rằng cây mọc cong là do bão.
Những hòn đá biết đi
Ở thung lũng Chết tại Mỹ, dù chưa ai ghi nhận được dấu hiệu nào cho thấy những hòn đá nơi này thật sự chuyển động nhưng trên thực tế cứ mỗi tháng chúng lại “đi” được hơn 100m.
Theo chuyên gia, đủ mọi lý thuyết đã được đưa ra để giải thích hiện tượng kỳ bí trên, từ người ngoài hành tinh, lực từ trường đến trò chơi khăm của một nhóm người nào đó, nhưng không giả thuyết nào phù hợp.
Nơi khô nhất thế giới
Bạn nghĩ nơi khô nhất là sa mạc Sahara? Không chính xác. Danh hiệu này thuộc về thung lũng McMurdo ở Châu Nam Cực. Khí hậu tại đây khắc nghiệt không kém gì bề mặt sao Hỏa, có những vùng quanh đây chưa có mưa trong hơn 2 triệu năm qua.
Trong thung lũng McMurdo, không hề có sự tồn tại cây cối, các loài động vật gặm nhấm và động vật thân mềm như những nơi khác ở Nam Cực.
Các thung lũng này là những thung lũng khô và không hề bị bao phủ bởi băng tuyết trắng.
Hoang mạc này có độ ẩm cực kỳ thấp, đồng thời những ngọn núi hùng vĩ bao quanh đã ngăn không cho dòng băng biển chảy ra từ dải băng Nam Cực trên biển Ross Sea đổ vào thung lũng.
Với diện tích bề mặt khoảng 4.800km2, dãy thung lũng McMurdo chiếm khoảng 0,03% bề mặt lục địa và là khu vực không có băng lớn nhất ở Nam Cực.
Thác máu ở Nam cực
Nhiều người sẽ phải giật mình khi nhìn thấy dòng nước đỏ như máu của một dòng thác tại Nam cực. Có những lời đồn đoán về ma thuật hay lời nguyền về dòng thác máu này. Nhưng theo các nhà khoa học thì nước có màu đỏ như vậy là do có quá nhiều sắt và thác này bắt nguồn từ một hồ nước ngậm sắt cực lớn, bị che phủ bởi lớp băng dày 400 mét.
Everest không phải đỉnh núi cao nhất thế giới
Đỉnh Everest thuộc Nepal có độ cao 8.848, là đỉnh núi cao nhất nếu bạn đo từ mực nước biển. Còn nếu tính cả chân núi ngầm dưới đại dương thì Mauna Kea ở Hawaii mới là cao nhất. Ngọn núi khoảng một triệu năm tuổi này chỉ có độ cao 4.205m trên mực nước biển nhưng lại có một phần chìm 5.995m dưới mực nước biển. Tổng độ cao của Mauna Kea ước tính khoảng 10.200m.
Tất nhiên, nếu tính chuẩn xác về độ cao thì Mauna Kea rõ ràng là cao hơn Everest.