Tự ý mua Rifapicin chữa thủy đậu cho con, mẹ trẻ phải trả giá đắt

Nguyễn Như Quỳnh
Khắp mặt bệnh nhi được bôi một loại thuốc màu đỏ, đây là thuốc Rifapicin được trộn với hồ nước. Khi bôi trên da sẽ rất nhanh khô miệng tổn thương nhưng thường đóng vảy và quan trọng là sau này sẽ để lại sẹo.

Hôm nay, ngày 13/6, tại Khoa Cấp cứu, bệnh viện Xanhpon mới tiếp nhận một ca bệnh nhi đến khám vì bệnh Thuỷ Đậu. Khắp mặt bạn ý được bôi một loại thuốc màu đỏ. Bác sỹ Lương Văn Chương Khoa Cấp cứu Bv Xanh pon cho biết đây là thuốc Rifapicin được trộn với hồ nước. Ngay sau khi thấy con nổi mụn nước và có những triệu chứng của bệnh thủy đậu, pama đã ra hiệu thuốc gần nhà và được dược sỹ tại đây tư vấn sử dụng loại thuốc này để bôi cho trẻ.

Khắp mặt bệnh nhi được bôi một loại thuốc màu đỏ, đây là thuốc Rifapicin. Ảnh: DR Luong Van Chuong.

Theo bác sỹ Chương, Rifapicin là một loại kháng sinh dùng để điều trị Lao và một số loại nhiễm trùng nặng do Tụ Cầu. Khi bôi trên da sẽ rất nhanh khô miệng tổn thương nhưng thường đóng vảy và quan trọng là sau này sẽ để lại sẹo.

Không phải bệnh lạ và những năm gần đây Bộ y tế cũng như báo chí đã đưa nhiều thông tin và cách xử lý, chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Thủy đậu (hay còn gọi là bệnh Trái rạ, có nơi còn gọi là bệnh phỏng rạ). Tuy nhiên khi bản thân hoặc con cái mắc bệnh một số bậc phụ huynh vẫn lúng túng dẫn tới tin và sử dụng sai thuốc, sai cách, khiến bản thân hoặc con trẻ phải trả giá đắt bằng chính những vết sẹo trên mặt, trên cơ thể của mình.

Mặc dù Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Và trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị lây bệnh thủy đậu nhất vì sức đề kháng còn yếu kém và cơ hội tiếp xúc với môi trường sống khá rộng.Tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là tuân thủ việc giữ vệ sinh da, vệ sinh cá nhân tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 -14 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nào.

Bôi rifapicin sẽ rất nhanh khô miệng tổn thương nhưng thường đóng vảy và quan trọng là sau này sẽ để lại sẹo. Ảnh internet

Bác sĩ Chương khẳng định “thuỷ đậu là tổn thương da rất nông khi khỏi sẽ không để lại sẹo trừ khi nhiễm trùng nặng.” Như vậy đáng nhẽ bệnh nhi sau khi khỏi thủy đậu sẽ có làn da bình thường nhưng vì đã bôi thuốc Rifapicin gương mặt em bé sẽ có nguy cơ bị sẹo.

Đây là cái giá rất đắt. Hi vọng các bậc pama nâng cao hiểu biết để không tin và sử dụng sai thuốc. Các dược sĩ, nhân viên bán thuốc không nên tư vấn gây hại cho bệnh nhân vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Dr Lương Văn Chương

Khoa Cấp cứu Bv Xanh pon

 Theo PhunuNews

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tự ý mua Rifapicin chữa thủy đậu cho con, mẹ trẻ phải trả giá đắt tại chuyên mục Thuốc - Bác Sỹ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Thuốc - Bác Sỹ khác