Tuần này cả thế giới sẽ chứng kiến hiện tượng trăng máu dài nhất thế kỷ

Ngọc Hà (Lược dịch)
Thế kỷ 21 này sẽ xảy ra hiện tượng trăng máu kéo dài nhất với 103 phút vào thứ Sáu tuần này (28/7 theo giờ Việt Nam).

Mặt trăng sẽ "biến" thành một màu đỏ máu tuyệt đẹp vào thứ Sáu này với tổng thời gian nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ với gần 2 giờ đồng hồ.

Mặt trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt trời. Nhưng ngay cả khi Trái đất chặn tất cả các tia sáng đến từ Mặt trời chiếu tới Mặt trăng thì các tia sáng này vẫn có thể len lỏi qua bề mặt của Trái đất và phản chiếu lên Mặt trăng.

Đồng thời, bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối. Ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó, ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.

Hiện tượng thiên văn này sẽ kéo dài 103 phút. Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 19 giờ 30 phút (Giờ quốc tế) ngày 27/7 tức 2 giờ 30 phút sáng ngày 28/7 (giờ Việt Nam) và kết thúc vào lúc 21 giờ 13 phút (Giờ quốc tế) tức 4 giờ 13 phút sáng giờ Việt Nam. Mặt trăng máu sẽ đạt đỉnh vào lúc 20 giờ 22 phút (Giờ quốc tế), tức 3 giờ 22 phút sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu thiên văn học cho biết các khu vực có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này là phía Đông Châu Phi, Trung Đông, Trung Á. Việt Nam cũng may mắn nằm ở trong khu vực xem được hiện tượng mặt trăng máu lần này.

Những vùng sáng xanh sẽ có cơ hội quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần

Theo Hội Thiên Văn Việt Nam, Lịch trình chi tiết của hiện tượng diễn ra như sau (tính theo giờ chung cho người quan sát ở Việt Nam, rạng sáng 28/7/2018): 

0 giờ 14: Bắt đầu pha nửa tối

1 giờ 24 phút: Bắt đầu pha một phần

2 giờ 30 phút: Bắt đầu pha toàn phần

3 giờ 21 phút: Nguyệt thực cực đại (Mặt trăng đi sâu nhất vào bóng tối của Trái Đất)

4 giờ 13 phút: Kết thúc pha toàn phần

5 giờ 19 phút: Kết thúc pha một phần

6 giờ 28 phút: Kết thúc pha nửa tối (không quan sát được giai đoạn này)

Các bạn hãy mau mau "note" lại ngày này nhé, cả một thế kỷ mới có hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài đến vậy thôi. Bởi NASA (Cơ quan Không gian Vũ trụ Mỹ) cho rằng hiện tượng kéo dài tương tự chỉ có thể diễn ra vào năm 2123.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tuần này cả thế giới sẽ chứng kiến hiện tượng trăng máu dài nhất thế kỷ tại chuyên mục Ăn-Chơi của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Ăn-Chơi khác

"Bí kíp" nhận biết rắn có độc

Ở một đất nước nóng ẩm như Việt Nam, rắn bò vào nhà là chuyện không hiếm. Lúc đó, việc biết được con rắn ấy có độc hay không rất quan trọng. Vậy rắn độc và rắn không độc khác nhau ở điểm gì?