Vì sao cứ đến chỗ lạ là bạn lại trằn trọc, không tài nào chợp mắt dù trước đó chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon?

Minh Hồng
Đôi khi căn phòng thơm tho sạch sẽ lại khiến bạn khó ngủ hơn ở góc phòng quen thuộc của mình.

Bạn đã bảo giờ trải qua cảm giác trằn trọc, lăn qua lăn lại, đêm đủ 9981 con cừu mà vẫn không tài nào chợp mắt được khi đổi chỗ ngủ mới chưa?

Vì sao cứ đến chỗ lạ là bạn lại trằn trọc, không tài nào chợp mắt dù trước đó chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon? - Ảnh 1

Rất nhiều người đã từng gặp cảm giác tương tự và các nhà khoa học tại Đại học Brown mới đây đã đưa ra lời giải đáp như sau. 

Dù là con người hay loài động vật nào khác, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng. Đối với các loài động vật, vì sống trong môi trường hoang dã nên khi ngủ chúng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. 

Để thích ứng với hoàn cảnh ấy, một số loài đã phát triển khả năng ngủ-một-mắt theo đúng nghĩa đen. Cá heo, hà mã, gà, cá voi… chính là những loài có khả năng ngủ với sóng não chậm - nghĩa là ngủ chỉ với một nửa bán cầu não hoạt động.

Ví dụ như trong một đàn vịt, có những con ngoài rìa thường mở một mắt hướng ra ngoài khi đang ngủ. Con mắt này nối với bán cầu não đang thức của chúng. Bằng cách đó, ngay cả khi ngủ, chỉ một dấu hiệu của kẻ thù cũng khiến bộ não ngay lập tức được cảnh báo và hoạt động.

Vì sao cứ đến chỗ lạ là bạn lại trằn trọc, không tài nào chợp mắt dù trước đó chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon? - Ảnh 2

Tương tự, con người cũng có khả năng này, nhưng ở mức độ nhé hơn, chứ không phải mắt nhắm mắt mở hoàn toàn.

Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm với 35 tình nguyện viên khỏe mạnh. Họ được đưa đến một căn phòng lạ trong hai đêm. Các tình nguyện viên được liên tục đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, sự chuyển động của mắt và chân cũng như hoạt động của hai bán cầu não.

Trong giấc ngủ đêm đầu tiên, những tình nguyện viên đã cho thấy bán cầu não trái luôn tỉnh táo hơn, nhạy cảm hơn với những âm thanh lạ (được xem như dấu hiệu của sự nguy hiểm). Một tuần sau, họ được quay trở lại căn phòng đó, giấc ngủ của họ trở nên bình thường hơn khi hai bán cầu não hoạt động cân bằng.

Vì sao cứ đến chỗ lạ là bạn lại trằn trọc, không tài nào chợp mắt dù trước đó chỉ muốn ngủ một giấc thật ngon? - Ảnh 3

Các nhà khoa học kết luận rằng, bộ não chúng ta có thể có một hệ thống thu nhỏ của những gì cá heo hay cá voi vẫn làm.

Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng, não chúng ta cũng rất linh hoạt. Những người thường xuyên di chuyển hoặc đi công tác, họ thể dễ dàng vượt qua tình trạng này và có những giấc ngủ ngon bất chấp điều kiện xung quanh như là một bản năng thông thường.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Khám Phá khác

Trái Đất nặng tới mức nào?

Giới chuyên gia mất hàng trăm năm để ước tính khối lượng Trái Đất và cho tới nay vẫn chưa thống nhất về con số chính xác.