Vỏ trứng cứng như thế mà chim non yếu ớt phá được để chui ra, câu trả lời nằm ở thứ này

Minh Hồng
Để thoát được ra ngoài, chim non phải đạp vỡ lớp vỏ trứng gồm 3 tầng với 3 độ cứng khác nhau.

Theo giáo sư Marc McKee từ ĐH Canada, "Mọi người cứ tưởng rằng vỏ trứng rất mỏng manh và dễ vỡ. Song trên thực tế, chúng cực kỳ cứng, thậm chí cứng hơn cả một số kim loại. Khi quan sát vỏ trứng ở cấp độ phân tử, chúng tôi đã hiểu được cách chúng hình thành và phân rã."

Vỏ trứng cứng như thế mà chim non yếu ớt phá được để chui ra, câu trả lời nằm ở thứ này - Ảnh 2

Giáo sư đã cùng các cộng sự nghiên cứu về vỏ trứng. Họ tập trung vào một loại protein mang tên osteopontin. Chất này phân bố trên khắp vỏ trứng và có vai trò quan trọng trong cấu trúc của các tầng vỏ. Giả thuyết được đặt ra, rằng osteopontin đứng đằng sau câu chuyện này.

Bằng kỹ thuật quan sát hiển vi kết hợp với lưỡi cắt chùm ion hội tụ, nhóm nghiên cứu đã có cái nhìn cận cảnh cấu trúc nano của vỏ trứng. Hóa ra, vỏ trứng mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày được tạo nên bởi các miếng siêu nhỏ chứa khoáng chất canxi dưới dạng tinh thể. 

Vỏ trứng cứng như thế mà chim non yếu ớt phá được để chui ra, câu trả lời nằm ở thứ này - Ảnh 1
Các tầng vỏ khác nhau có cấu trúc nano khác nhau.

Ở tầng vỏ ngoài cùng, các miếng này nhỏ nhất và xếp khít nhau nhất. Càng vào sâu, các miếng càng lớn, đồng thời hàm lượng osteopontin trong toàn cấu trúc càng giảm.

Các nhà khoa học kết luận, osteopontin đóng vai trò như chất keo kết dính các miếng khoáng chất này. Osteopontin càng nhiều, cấu trúc càng kiên cố và càng khó bị phá vỡ.

Tầng vỏ trong cùng chứa ít osteopontin nhất nên dễ đập nhất. Càng ra ngoài, vỏ trứng càng chắc chắn. Đó là điều kiện để chim non thích nghi dần dần và chuẩn bị cho sự kiện chào đời của mình. 

Khi chim non đập tới tầng ngoài cùng, cấu trúc nano của tầng này sẽ bị phá vỡ. Lượng canxi được giải phóng sẽ khuếch tán vào bộ xương của chim.

Vỏ trứng cứng như thế mà chim non yếu ớt phá được để chui ra, câu trả lời nằm ở thứ này - Ảnh 3

Thật là kỳ diệu đúng không, vỏ trứng vừa phải cứng để bảo vệ chim non bên trong, vừa phải mềm để chim non không gặp khó khăn khi chào đời.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bài liên quan

Bài Vui - Độc - Lạ khác

Không cần ăn, vẫn sống nhăn

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên Trái Đất tồn tại một loài sinh vật không cần ăn uống suốt 4 năm mà vẫn sống khỏe mạnh. Đó chính là cá phổi Tây Phi, loài cá sống ở vùng nước ngọt và thở bằng phổi.

"Siêu kỷ lục" trong thế giới động vật

Một số loài động vật tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đang nắm giữ những kỷ lục khó tin trong tự nhiên. Cùng tìm hiểu xem chúng là những con vật nào nhé!

Những sinh vật kì dị bậc nhất hành tinh

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều điều bí mật. Chẳng thế mà không ít người sẽ “ngã ngửa” khi nhìn thấy những loài sinh vật kỳ dị, tưởng chừng như chúng đến từ hành tinh khác.